Sunday 14 April 2024

Hồn Trẻ 20 và bạn hữu

Ong Vò Vẽ
 
Các trường, viện 
ngoài công lập 
ở miền Nam trước 1975

I.  Các trường tư thục và Bồ đề: Ngoài hệ thống trường công lập của chính phủ là hệ thống trường tư thục. Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học.  Đến niên học 1970-1971 thì trường tư thục đảm nhiệm 17,7% học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học. Con số này Tính đến năm 1975, Việt Nam Cộng hòa có khoảng 1,2 triệu học sinh ghi danh học ở hơn 1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học. Các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd dành cho nam sinh; Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina Mundi (Nữ vương Thế giới) dành cho nữ sinh. Bốn trường này nằm dưới sự điều hành của Giáo hội Công giáo.

Trường Bác ái (Collège Fraternité) ở Chợ Quán với đa số học sinh là người Việt gốc Hoa cũng là một tư thục có tiếng do các thương hội người Hoa bảo trợ.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có hệ thống các trường tiểu học và trung học Bồ đề ở nhiều tỉnh thành, tính đến năm 1970 trên toàn quốc có 137 trường Bồ đề, trong đó có 65 trường trung học với tổng số học sinh là 58.466. Ngoài ra còn có một số trường do chính phủ Pháp tài trợ như Marie-Curie, Colette, và Saint-Exupéry.

Kể từ năm 1956, tất cả các trường học tại Việt Nam, bất kể trường tư hay trường do ngoại quốc tài trợ, đều phải dạy một số giờ nhất định cho các môn quốc văn và lịch sử Việt Nam. Chương trình học chính trong các trường tư vẫn theo chương trình mà Bộ Quốc gia Giáo dục đã đề ra, dù có thể thêm một số giờ hoặc môn kiến thức thêm.

Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tổng cộng có 1.087 trường tư thục ở miền Nam Việt Nam bị giải thể và trở thành trường công (hầu hết mang tên mới).

II. Các trường Quốc gia nghĩa tử

Ngoài hệ thống các trường công lập và tư thục kể trên, Việt Nam Cộng hòa còn có hệ thống thứ ba là các trường Quốc gia nghĩa tử. Tuy đây là trường công lập nhưng không đón nhận học sinh bình thường mà chỉ dành riêng cho các con em của tử sĩ hoặc thương phế binhcủa Quân lực Việt Nam Cộng hòa như là một đặc ân của chính phủ giúp đỡ không chỉ phương tiện học hành mà cả việc nuôi dưỡng. Hệ thống này bắt đầu hoạt động từ năm 1963 ở Sài Gòn, sau khai triển thêm ở Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, và Biên Hòa. Tổng cộng có 7 cơ sở với hơn 10.000 học sinh. Loại trường này do Bộ Cựu Chiến binh quản lý chứ không phải Bộ Quốc gia Giáo dục, nhưng vẫn dùng giáo trình của Bộ Quốc gia Giáo dục.

Chủ đích của các trường Quốc gia nghĩa tử là giáo dục phổ thông và hướng nghiệp cho các học sinh chứ không được huấn luyện quân sự. Vì vậy trường Quốc gia nghĩa tử khác trường thiếu sinh quân. Sau năm 1975, các trường quốc gia nghĩa tử cũng bị giải thể.

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời Việt Nam Cộng hòa được tổ chức theo mô hình viện đại học (theo Việt-Nam Tự-Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức:Viện=Nơi, sở). Đây là mô hình tương tự như university của Hoa Kỳ và Tây Âu, cùng với nó là hệ thống đào tạo theo tín chỉ (tiếng Anh: credit). Mỗi viện đại học bao gồm nhiều phân khoa đại học(tiếng Anh: faculty; thường gọi tắt là phân khoa, ví dụ: Phân khoa Y, Phân khoa Sư phạm, Phân khoa Khoa học, v.v…) hoặc trường hay trường đại học (tiếng Anh: school hay college; ví dụ: Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật, v.v…). Trong mỗi phân khoa đại học hay trường đại học có cácngành (ví dụ: ngành Điện tử, ngành Công chánh, v.v…); về mặt tổ chức, mỗi ngành tương ứng với một ban (tiếng Anh: department; tương đương với đơn vị khoa hiện nay).

Về mặt tổ chức, viện đại học của Việt Nam Cộng hòa duy trì đường lối phi chính trị của các đại học Tây phương. Các khoa trưởng của các trường phân khoa khong do Bộ Quốc gia Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của Hội đồng Khoa bầu lên.

Trong hai thập niên 1960 và 1970, lúc hội nghị hòa bình đang diễn ra ở Paris, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ráo riết lên kế hoạch tái thiết sau chiến tranh, với viễn cảnh là hòa bình sẽ lập lại ở Việt Nam, một chính phủ liên hiệp sẽ được thành lập, người lính từ các bên trở về cần được đào tạo để tái hòa nhập vào xã hội. Trong khuôn khổ kế hoạch đó, có hai mô hình cơ sở giáo dục đại học mới và mang tính thực tiễn được hình thành, đó là trường đại học cộng đồng và viện đại học bách khoa.

Trường đại học cộng đồng là một cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành; sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học lớn, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc. Các trường đại học cộng đồng được thành lập với sự tham gia đóng góp, xây dựng, và quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương trong các mặt văn hóa, xã hội, và kinh tế. Khởi điểm của mô hình giáo dục này là một nghiên cứu của ông Đỗ Bá Khê tiến hành vào năm 1969 mà các kết quả sau đó được đưa vào một luận án tiến sĩ trình ở Viện Đại học Southern California vào năm 1970 với tựa đề The Community College Concept: A Study of its Relevance to Postwar Reconstruction in Vietnam (Khái niệm trường đại học cộng đồng: Nghiên cứu sự phù hợp của nó với công cuộc tái thiết hậu chiến ở Việt Nam). Cơ sở đầu tiên được hình thành là Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang, thành lập vào năm 1971 ở Định Tường sau khi mô hình giáo dục mới này được mang đi trình bày sâu rộng trong dân chúng.

Vào năm 1973, Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức (tên tiếng Anh: Thủ Đức Polytechnic University, gọi tắt là Thủ Đức Poly) được thành lập. Đây là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, và chú trọng đến các ngành thực tiễn. Trong thời gian đầu, Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức có các trường đại học chuyên về Nông nghiệp, Kỹ thuật, Giáo dục,Khoa học và Nhân văn, Kinh tế và Quản trị, và Thiết kế đô thị; ngoài ra còn có trường đào tạo sau đại học. Theo kế hoạch, các cơ sở giáo dục đều được gom chung lại trong một khuôn viên rộng lớn, tạo một môi trường gợi hứng cho trí thức suy luận, với một cảnh trí được thiết kế nhằm nâng cao óc sáng tạo; quản lý hành chính tập trung để tăng hiệu năng và giảm chi phí.

Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, toàn bộ các cơ sở giáo dục đại học thời Việt Nam Cộng hòa bị đổi tên và bị phân tán theo khuôn mẫu giáo dục của Liên Xô nên không còn mô hình theo đó các trường hay phân khoa đại học cấu thành viện đại học, mà mỗi trường trở nên biệt lập. Giáo dục đại học Việt Nam dưới các chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo mô hình phân tán ngành học.

Các “trường đại học bách khoa” được thành lập dưới hai chính thể này (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, và Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng) không giống như mô hình viện đại học bách khoa vì chỉ tập trung vào các ngành kỹ thuật. Tương tự, mô hình “trường đại học tổng hợp” (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, vàTrường Đại học Tổng hợp Huế) cũng chỉ tập trung vào các ngành khoa học cơ bản, chứ không mang tính chất toàn diện. Đến đầu thập niên 1990, chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới thành lập 2 “đại học” cấp quốc gia và 3 “đại học” cấp vùng theo mô hình gần giống như mô hình viện đại học. Vào tháng 10 năm 2009, một số đại biểu củaQuốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đưa ra đề nghị gọi tên các “đại học” cấp quốc gia và cấp vùng là “viện đại học”.

III. Các viện đại học tư thục

Viện Đại học Đà Lạt: Thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1957. Một phần cơ sở của Viện Đại học Đà Lạt nguyên là một chủng viện của Giáo hội Công giáo. Viện đại học này có 4 phân khoa đại học: Chính trị Kinh doanh, Khoa học, Sư phạm, Thần học và Văn khoa. Theo ước tính, từ năm 1957 đến 1975 viện đại học này đã giáo dục 26.551 người.

Viện Đại học Vạn Hạnh: Thuộc khối Ấn Quang của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1964 ở số 222 đường Trương Minh Giảng (sau 1975 là đường Lê Văn Sỹ), Quận 3, Sài Gòn-Gia Định với 5 phân khoa đại học: Giáo dục, Phật học, Khoa học xã hội, Khoa học ứng dụng, và Văn học & Khoa học nhân văn. Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinh viên.

Viện Đại học Phương Nam: Được cấp giấy phép năm 1967, tọa lạc ở số 16 đường Trần Quốc Toản (sau năm 1975 là đường 3 Tháng Hai), Quận 10, Sài Gòn. Viện đại học này thuộc khối Việt Nam Quốc Tự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo sư Lê Kim Ngân làm viện trưởng. Viện Đại học Phương Nam có 3 phân khoa đại học: Kinh tế-Thương mại, Ngoại ngữ, và Văn khoa. Vào thập niên 1970, viện đại học này có khoảng 750 sinh viên ghi danh.

Viện Đại học An Giang (Hòa Hảo): Thành lập năm 1970 ở Long Xuyên với 5 phân khoa đại học: Văn khoa, Thương mại-Ngân hàng, Bang giao Quốc tế, Khoa học Quản trị và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo.

Viện Đại học Cao Đài: Thành lập năm 1971 trên đường Ca Bảo Đạo ở Tây Ninh với 3 phân khoa đại học: Thần học Cao Đài, Nông lâm mục, và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Cao Đài.

Viện Đại học Minh Đức: Được cấp giấy phép năm 1972, trụ sở ở Sài Gòn với 5 phân khoa đại học: Kỹ thuật Canh nông, Khoa học Kỹ thuật, Kinh tế Thương mại, Nhân văn Nghệ thuật, và Y khoa. Viện Đại học này do Giáo hội Công giáo điều hành.

IV. Các trường đại học cộng đồng

Bắt đầu từ năm 1971 chính phủ mở một số trường đại học cộng đồng (theo mô hìnhcommunity college của Hoa Kỳ) như Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho, Duyên Hải ở Nha Trang, Quảng Đà ở Đà Nẵng (1974), và Long Hồ ở Vĩnh Long. Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt trọng tâm vào nông nghiệp; Trường Đại học Cộng đồng Duyên Hải hướng về ngư nghiệp. Riêng Trường Long Hồ còn đang dang dở chưa hoàn tất thì chính thể Việt Nam Cộng hòa bị giải tán. Ở Sài Gòn thì có Trường Đại học Regina Pacis (khai giảng vào năm 1973) dành riêng cho nữ sinh do Công giáo thành lập, và theo triết lý đại học cộng đồng.

Giáo dục là của những người làm giáo dục

Ở Việt Nam, ngay từ thời xa xưa, giáo dục là của những người làm giáo dục. Các vương triều của Việt Nam thường chỉ vạch ra những đường nét chung và những mục tiêu chung, kèm theo đó là tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn người tài mà không trực tiếp can dự vào hoạt động giảng dạy của các cơ sở giáo dục. Sang thời Pháp thuộc, người Pháp lập ra một nền giáo dục mới, nhưng việc điều hành và soạn thảo chương trình vẫn được giao cho các nhà giáo được huấn luyện chuyên môn, dù là người Pháp hay người Việt.

Đặc điểm trên được tôn trọng trong suốt thời Quốc gia Việt Nam của Cựu hoàng Bảo Đạivà đặc biệt là thời Việt Nam Cộng hòa. Các chức vụ bộ trưởng hay tổng trưởng giáo dục có thể là do các chính trị gia hay những người thuộc các ngành khác đảm nhiệm, nhưng các chức vụ khác trong Bộ Giáo dục đều là những nhà giáo chuyên nghiệp đảm trách (ngoài trừ một số chức vụ có tính chất chính trị như đổng lý văn phòng, bí thư, v.v…). Họ là những người am hiểu công việc, có kinh nghiệm, giàu tâm huyết, và xem chính trị chỉ là nhất thời, tương lai của dân tộc mới quan trọng. Trong các cơ quan lập pháp, những người đứng đầu các ủy ban hay tiểu ban giáo dục của Thượng viện và Hạ viện đều là những nghị sĩ quốc hội xuất thân từ nhà giáo. Ngoại trừ ở những vùng mất an ninh, những gì thuộc phạm vi chính trị nhất thời đều phải ngưng lại trước ngưỡng cửa học đường.

Riêng trong lĩnh vực giáo dục đại học, Điều 10 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (1967) nêu rõ: Nền giáo dục đại học được tự trị.  Ở miền Nam trước 1975 không có “Bộ Đại học” cũng không có cơ quan chủ quản kiểu như Bộ Y tế quản lý các trường đại học Y-Dược. Trong ban lãnh đạo của Bộ Quốc gia Giáo dục của Việt Nam Cộng hòa có một thứ trưởngđặc trách giáo dục đại học. Công việc của vị này chủ yếu là lo về chính sách chung vì các viện đại học là cơ quan ngoại vi đối với Bộ ở trung ương. Về học vụ và điều hành, các cơ sở giáo dục đại học được tự trị. Các hội đồng ở cấp viện đại học và cấp trường đại học (hay phân khoa) có quyền thảo luận và quyết định mà không phải trình báo hay xin chỉ thị từ bất cứ ai.

Về mặt tài chính, tuy các viện đại học công lập có ngân sách riêng nhưng đây là một phần của ngân sách chung thuộc ngân sách quốc gia và phải được Quốc hội chấp thuận. Tất cả các chi tiêu phải qua thủ tục “chiếu hội ngân sách” (“chiếu hội”=kiểm nhận) do Bộ Tài chính kiểm soát và thực hiện. Ngoài ra, giảng viên và nhân viên là công chức quốc gia. Việc tuyển mới, chuyển ngạch, bổ nhiệm, thăng chức, v.v… phải qua thủ tục “chiếu hội công vụ” do Phủ Tổng ủy Công vụ thực hiện để kiểm soát. Trong thực tế, thủ tục này được thực hiện một cách khá dễ dàng và nhanh chóng. Như vậy, về mặt tài chính các viện đại học công lập ở miền Nam không được nhiều quyền tự trị như các viện đại học ở Hoa Kỳ. Lý do của việc này là do các viện đại học này không thu học phí của sinh viên, không có nguồn thu riêng.

Các học viện và viện nghiên cứu

Học Viện Quốc Gia Hành Chính: Cơ sở này được thành lập từ thời Quốc Gia Việt Nam với văn bản ký ngày 29 tháng 5 năm 1950 nhằm đào tạo nhân sự chuyên môn trong lãnh vực công quyền như thuế vụ và ngoại giao. Trường sở đặt ở Đà Lạt; năm 1956 thì dời về Sài Gòn đặt ở đường Alexandre de Rhodes; năm 1958 thì chuyển về số 100 đường Trần Quốc Toản (gần góc đường Cao Thắng, sau năm 1975 là đường 3/2), Quận 10, Sài Gòn. Học viện này trực thuộc Phủ Thủ tướng hay Phủ Tổng thống, đến năm 1973 thì thuộc Phủ Tổng ủy Công vụ. Học viện có chương trình hai năm cao học, chia thành ba ban cao học, đốc sự, và tham sự.

Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp (1972-1974): tiền thân là Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972) rồi nhập vào Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức năm 1974.

Ngoài những học viện trên, Việt Nam Cộng hòa còn duy trì một số cơ quan nghiên cứu khoa học như Viện Pasteur Sài GònViện Pasteur Đà LạtViện Pasteur Nha Trang,Viện Hải dương học Nha TrangViện Nguyên tử lực Đà LạtViện Khảo cổ v.v. với những chuyên môn đặc biệt.

Nguồn: https://ongvove.wordpress.com/2015/06/05/cac-truong-vien-ngoai-cong-lap-o-mien-nam-truoc-1975/

Thơ của tác giả Hồn Trẻ 20

 thơ Nguyên Nghĩa
 
Chuyển bại
 
tưởng bảy hai - địch vượt Khe Sanh
Quảng Trị đau đạn xới tan tành
từng bước ta lên giành lại đất
cắm lại cờ trên nóc cổ thành!
tưởng bảy hai - địch chiếm Bình Long
An Lộc giữa vòng vây siết quanh
đội mưa pháo ta lên đường máu
bắt tay rồi quốc lộ khai thông!
 
Đàm phán
 
tưởng bảy hai - một trận thư hùng
đủ sức ta chơi tới tận cùng
đich không thắng nổi xin đàm phán
để chui lòn đánh lén sau lưng!
 
(tặng CV & ĐH)
Nguyên Nghĩa
 
Ảnh: Nhà thờ La Vang 1972 (by manhhai/Flickr)
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/6326996347


 

Tuesday 19 March 2024

Thơ của tác giả Hồn Trẻ 20

Thơ Lý Thừa Nghiệp
Cúng dường
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Cúng dường buổi sáng bình trà
Chào dăm ba thế giới
Vừa hạ sanh đêm qua
Bầu sữa mẹ và thơ lục bát
Chỉ để dành ru con
Những mầm xanh sẽ lớn thành những ngọn đồi nghệ sĩ.
 
Cạo trọc tóc đem ra khoe cùng gió
Cơm sen vừa chín sau hè
Bày tiệc mời bằng hữu
Đứa giả điếc mù sương
Trên núi thơ rơi từng ngọn núi
Núi liền núi chép thành kinh pháp hoa.
 
Nhớ mẹ chiều ba mươi
Dưa hấu vàng ruột đỏ
Chín ngọt tuổi thơ con
Cúi đầu xin tạ lỗi
Quê nhà đâu dễ xa.

Nghiêng vai về hồ bể
Từng góc phố mùa xuân
Mai vàng chừng đang nở
Thơm hoài mùi vải mới.

Nấu chín nồi cơm sen
Cúng dường trăng sao ba ngàn thế giới.

Melbourne, 1/2024
Lý Thừa Nghiệp
 
Hình: 
12 nguyên tắc quan trọng để sống như một thiền sư.
 
 

Sunday 18 February 2024

Hồn Trẻ 20 và bạn hữu

MỪNG SINH NHẬT 102 TUỔI 
NHÀ VĂN DOÃN QUỐC SỸ
 
      Kính chúc Thầy Doãn Quốc Sỹ được mạnh khỏe và vui luôn. 
      Thật không gì bằng khi Thầy mừng sinh nhật 102 tuổi, Thầy được sự kính yêu chăm sóc của cả đại gia đình bên cạnh Thầy, cũng như được sự kính phục của hàng chục triệu người Việt Nam yêu quý các tác phẩm mà Thầy đã viết.
      Nguyên Nghĩa
 
      Nguồn: fb Đỗ Duy Ngọc:
      KÍNH CHÚC MỪNG THẦY TÔI: NHÀ GIÁO, NHÀ VĂN DOÃN QUỐC SỸ 102 TUỔI.
      Hình của gia đình Thầy. 
 


  








Hồn Trẻ 20 và bạn hữu

TRÀ
Lá thư Canada
Có Gốc Việt Nam?
       
      Dân Toronto vừa được hưởng 3 ngày Tết vui vẻ. Tuy là giữa mùa đông nhưng trời không lạnh bao nhiêu, phe ta hội hè đình đám vui vẻ quá sức, mãi mồng 4 trời mới có tuyết. Làng An Lạc của tôi hội họp liên miên, nay nhà cụ Chánh, mai nhà anh John Chị Ba Biên Hòa, mốt nhà ông ODP. Tuổi già cần bạn thân lắm các cụ ơi, ai cũng bảo như vậy. Chúng tôi đã nói bao nhiêu chuyện, nhiều nhất là chuyện cười, rồi đến các chuyện thời sự. Ông Từ Hòe bảo chuyện Việt Nam vừa có nữ hoàng là chuyện hay nhất. Phe các bà ai cũng ngạc nhiên hỏi nhau ai là nữ hoàng. Lạ nhỉ. Chỉ ngày xưa thời lập quốc ta mới có nữ hoàng là hai Ba Trưng, Bà Triệu, sau đó thì chỉ có vua. Ông Từ Hòe cười hà hà. Ông giải thích: Vua là người đứng đầu một nước, nay gọi là quốc trưởng. Đầu năm 2023 là vua Nguyễn Xuân Phúc, nhưng ngày 18 tháng 1 vừa qua, quốc hội đã hạ bệ ông Phúc và tôn người kế vị là bà Võ Thị Ánh Xuân lên ngôi. Hiến Pháp 2013 quy định rõ ràng: Chủ tịch nước đứng đầu nhà nước, thay mặt đất nước về đối nội và đối ngoại, và trong trường hợp khuyết chủ tịch thì phó chủ tịch sẽ lên thay, cho đến khi quốc hội bầu chủ tịch mới. Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đã được Chủ tịch Đảng CSVN là Nguyễn Phú Trọng âu yếm cho nghỉ. Vị phó là bà Xuân lên thay và sẽ cầm quyền theo luật định cho tới tháng Năm, rồi quốc hội sẽ bầu người mới. Bởi vậy rõ ràng bà Võ Thị Ánh Xuân hiện nay đang ngồi trên ngai vua. Trên giấy tờ là thế, bà Xuân đang ngồi trên ngai vua, rõ ràng là vua, nay là nữ hoàng. Chuyện lớn chứ. Thế nhưng cả nước vẫm im lìm, chả tung hô nữ hoàng gì cả. Thế mới biết uy quyền của đảng Cộng sản lớn. Đảng cai trị vua tức cai trị quốc trưởng. Cụ Nguyễn Phú Trọng là đảng trưởng thực sự mới đang cầm quyền cai trị, nhưng, ôi chữ nhưng quan trọng biết chừng nào! Cụ Trọng vừa đá cụ Phúc xuống, liệu đàn em cụ Phúc có để yên chuyện này không? Lôi thôi to rồi đây. Sẽ có biến lớn.  
      Nghe đến đây thì cụ Chánh tiên chỉ làng góp ý: Cầu mong Việt Nam sẽ có một ông Gorbachev. Nhờ ông đã mở mắt, đã bỏ chủ nghĩa Cộng sản năm 1990 mà nước Nga đã thoát chủ nghĩa Cộng sản. Nước Việt Nam có thể mong một Gorbachev không? Ai sẽ là Gorbachev của Việt Nam? Xin tổ tiên phù hộ đất nước chúng con!        
      Chuyện nội bộ đảng Cộng sản đang chia rẽ đấu đá nhau. Các quan chức Cộng sản túi ai cũng đầy vàng, ai cũng mập ú, ai cũng đang tìm cách chạy của và chạy vợ con ra nước ngoài. Nhà đất ở Mỹ và ở Canada này đang lên giá, các cụ có thấy không. Nước ngoài đây là Mỹ là Canada. Tôi chưa nghe có quan cán bộ Cộng sản ViệtNam chạy sang Tàu sang Nga bao giờ cả. Họ mua nhà mua các cơ sở làm ăn toàn bằng tiền tươi. 
      Cụ già B.95 nghe đến đây thì kêu nhức đầu. Cụ bảo sao luật nhân quả chưa xảy ra cho các quan cán bộ này? Sao đời cha ăn mặn mà đời con chưa khát nước sao
      Anh John là thần tượng của Cụ lên tiếng ngay. Để chữa bệnh nhức đầu cho Bác, cháu xin kể sơ sơ vài chuyện thời sự nổi cộm và mới đây nha. Đó là các chuyện ra đi nổi tiếng, như 
      - Nữ Hoàng Elizabeth II đại thọ 95 bên Anh. 
      - Đức Giáo Hoàng Benedictô cũng đại thọ 95 bên Roma. 
      - Vua bóng đá thế giới Pelé ở Brazil thọ 82. Các cụ còn nhớ thiên tài đá bóng Pelé chứ? Cái anh cầu thủ này chỉ trong 8 năm, 1956 – 1974, đã chiến thắng 1281 lần trên sân banh, huy hoàng rực rỡ hơn Ronaldo và Messi hiện nay 
      -Nữ tài tử Gina Lollobrigida ở Ý, cũng thọ 95. Cô là tài tử chính trong phim Thằng Gù nhà thờ Đức Bà ngày xưa, cái cô gái xinh đẹp mà yêu thằng gù, nằm ôm thằng gù và cùng chết ở gầm gác chuông nhà thờ Paris ấy mà. Thời thập niên 1960, bọn tôi tốn bao nhiêu tiền để xem đi xem lại mối tình này và để ngắm cô Lollo. 
      -Nữ tu người Pháp Lucile Randon thọ 118 tuổi, mới về chầu Chúa đầu năm mới này. 
      Rồi anh John xin hết các chuyện băng hà, và anh yêu cầu tôi tiếp tin thời sự. Không biết lúc đó tôi nổi hứng ra sao mà liền nhận lời ngay, bèn gật đầu rồi kể mấy cái tin cũng còn đang nóng hổi. 
      Đó là một cuốn sách vừa xuất hiện đã đi vào kỷ lục, cuốn SPARE của hoàng tử Harry người con thứ của Vua Charles III hiện nay. Sách viết về các bi kịch trong hoàng gia, với bố Charles, mẹ Diana, rồi dì ghẻ Camilla, và người anh là William. Người sẽ lên kế vị là William, còn tác giả Harry chỉ là spare, tức người dự khuyết. Qua báo chí cho biết thì ban đầu nguyên bản dài những 800 trang, nhưng qua sửa chữa thì còn lại 400 trang. Số sách bán ra ngày đầu quả là kỷ lục, vượt qua cuốn A Promised Land của TT Obama năm 2020. Ngay ngày đầu cuốn Spare đã bán được gần 1.43 triệu cuốn tại Mỹ, Canada và Anh. Vì nội dung cuốn sách nói về các chuyện thâm cung bí sử trong hoàng gia nên đã gây chấn động, ai cũng tò mò muốn biết. Bên Pháp cuốn sách được dịch ra Pháp văn ngay với tên gọi Le Suppléant. Sách cũng đã được dịch ra tiếng Đức ở Munich bên Đức. 
      Tuy tác phẩm Spare này được coi là một quả bom lớn, nhưng dư luận cho biết chỉ có 24% là ủng hộ quan điểm của tác giả, và sẽ không ảnh hưởng tới lễ đăng quang của vua cha Charles vào tháng 5 sắp tới. Trong sách tác giả đã kể rằng ông đã từng bị người anh là William đánh, và ông đã từng can vua cha đừng lấy Camilla làm vợ. Nhà xuất bản sách này là Penguin Random House đã trả trước cho tác già Harry 17 triệu bảng Anh, tương đương 20 triệu Mỹ kim. 
      Tác giả cũng cho biết tại sao ông đã chọn tên sách là Spare. Ông nghe kể ngày ông sinh ra thì cha ông là Charles đã nói với mẹ ông là công nương Diana rằng: Thật tuyệt vời em đã sinh cho anh một người thừa kế và một người dự khuyết (spare). 
      Tôi tin rằng mai này sẽ có bản dịch tiếng Việt đăng trên báo và sẽ phát hành thành sách sau đó. Mời các cụ chờ xem các chuyện bí mật và lý thú trong hoàng cung bên Anh nha. 
      Xin hết chuyện sách của hoàng tử dự khuyết Harry. 
      Nhân nói tới sách làm tôi nhớ ngay tới mấy số báo Tết tôi mới nhận được. 
      Cuốn thứ nhất là Người Việt, Giai Phẩm Xuân Quý Mão 2023ở California. Cầm tờ báo Tết mà tôi giật mình. Tờ báo có lẽ nặng tới 2 ký, những 300 trang lớn, nếu in thành sách thì sách này sẽ dày 600 trang. Tôi là người mê báo này, năm nào tôi cũng có báo tết nhưng chưa năm nào thấy nó to lớn như năm nay. Nguyên bìa báo màu đỏ và vàng đã quyến rũ rồi. Vừa bài tết vừa quảng cáo, trang nào màu sắc cũng giống nhau. Nội dung các bài thì chia làm 5 phần lớn, do rất nhiều người viết. 
      Cuốn thứ 2 là tờ Saigon Nhỏ cũng tiêu đề Giai Phẩm Xuân Quý Mão như báo Người Việt, cũng hai màu đỏ và vàng. Báo có 250 trang. Khổ báo cũng giống báo Người Việt, vì cùng một chủ. Tôi thích lối trình bày bài vở trên báo này, bài Tết hoặc quảng cáo rõ ràng. Có 6 chuyên đề với 26 tác giả. 
      Tôi hiện là một ông già lụ khụ, mới chỉ xem lướt qua bên ngoài, mai này hết mùa Tết mới có thì giờ đi vào nội dung, sẽ trình các cụ sau, nhưng chắc là sẽ hay lắm. 
      Nhân đây xin ca ngợi tài điều hành 2 tờ báo lớn nhất Cali này của nhà báo Hoàng Vĩnhcác nhân viên của 2 tòa soạn. Xin bái phục.  
      Tôi còn nhiều báo Tết nữa, như Diễn Đàn Giáo Dân, như Thời Báo… Ngoài báo, tôi còn được đọc nhiều bài rất hay trên mạng, như gần đây nhất là 2 bài của nhà văn nhà báo Bằng Phong Đặng Văn Âu. Tôi rất thích bài Sự Mầu Nhiệm của Thiên Chúa và bài Chiến Tranh Tôn Giáo Đang Xảy Ra Ở Hoa Kỳ. Tác giả gốc nhà binh, rất ngay thẳng, lại thông thái, lập luận đâu ra đấy, có chứng cớ hẳn hoi. Qua hai bài này tác giả nói rất nhiều về cái chất Do Thái nơi các chính khách. Khi nói về chủ nghĩa Cộng sản, ông chỉ cho ta ông tổ chủ nghĩa này là Karl Marx người Đức gốc Do Thái. Rồi Lênin và Stalin người Nga cũng có máu Do Thái mới đem vào Nga, rồi Mao Trạch Đông mới đem vào Tàu, và Hồ Chí Minh mới đem vào Việt Nam. 
      Những kinh nghiệm sống của các người một thời đã theo cộng sản thật là quý báu. Chả cần phải tìm đâu xa, xin lấy nước Nga làm mẫu. Nước Nga theo chủ nghĩa Cộng sản 78 năm (1922 -1990), tôi thấy những lời sau đây của chính người Nga gốc Cộng sản, thật là chí lý, chính xác, và đáng nhớ vô cùng: 
      - Chủ nghĩa Cộng sản không thể nào sửa chữa mà phải vất nó đi (Boris Yeltsin). 
      - Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng sản, ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng đảng Cộng sản chỉ biết tuyên truyền dối trá (Mikhail Gorbachev). 
      - Kẻ nào tin những gì Cộng sản nói là không có cái đầu, kẻ nào làm theo lời Cộng sản là không có trái tim (Vladimir Putin). 
      Các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam xưa nay vẫn tin vào Nga hơn là tin vào Tàu, không biết các ngài Cộng sản Việt Nam nghĩ sao về những lời dạy bảo của 3 quan thầy trên đây. 
      Khi Nga Xô mở mắt 1990, bỏ chủ nghĩa Cộng sản thì việc đầu tiên dân Nga làm là giật sập tượng Lênin ở thủ đô. Ở Việt Nam hiện nay, tượng bácHồ khắp nơi, liệu mai này Việt Nam hết Cộng sản, dân ta có đạp đổ các tượng đài này không? 
      Tôi thấy dân làng yên lặng khác thường, mặt ai cũng nghiêm trang thì tôi biết ngay dân làng không thích chuyện “bác” Mao “bác” Hồ, nó làm mất vui cái vui truyền thống ngày Tết. Ông Từ Hòe cũng thấy thế nên ông bèn chuyển đề. Ông này quả là thiên tài. Ông bảo ở trên các bác đã nói tới chuyện vua Charles bên Anh bỏ bà vợ trẻ đẹp Diana mà cưới bà vợ già Camilla. Không biết rồi đây mối tình này sẽ ra sao. Liệu bà Camilla có quyền gì trong hoàng cung không. Nhân ngày Tết xin cho tôi bàn đôi lời về cái quyền hạn của các bà vợ trong gia đình. 
      Ông bảo ở Bắc Mỹ này phe liền ông thường xưng tụng vợ là cái nửa người ưu việt của mình, my better half. Nếu đi chợ và gặp người bán hàng chào mời níu kéo thì trăm anh như một, anh nào cũng trả lời: Để tôi về hỏi ý bà xã tôi đã. Việc thần phục vợ này rõ ràng như ban ngày. Nó lan sang cả phía VN. Chứng cớ là có bài hát diễn tả việc các bà vợ cai trị mà ngày xưa, hồi trước 75 ai cũng thích, bài nhái lời bài hát của Trịnh Công Sơn Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày…Phe tôn kính vợ đã hát như thế này :
       Một ngàn năm nô lệ vợ mình
       Một trăm năm nô lệ đàn con
       Hai mươi năm rửa chén giặt đồ
       Gia tài của vợ để lại cho ta
       Gia tài của vợ là khối việc nhà…
 
       Một ngàn năm ta sợ đàn bà
       Một trăm năm ta sợ vợ ta
       Hai mươi năm làm hết việc nhà
       Ôi còn là gì một đời trai tơ
       Chỉ còn lại là một kiếp dại khờ…
       Nghe ông Từ Hòe hát xong, anh John tỏ ra thích quá sức liền xin ông chép cho anh bài hát nhái này. Chị Ba Biên Hòa thấy thế liền lấy ngón tay dí vào trán anh rồi vừa cười vừa nói: Anh về nhà mà hát bài này là anh chết với tôi. Không biết anh John có bị chết sau đó bao giờ không. Nếu tôi biết thì tôi sẽ trình các cụ ngay.
       Theo lịch sử thì ngày xưa Canada cũng coi rẻ đàn bà. Chứng cớ là đàn bà mới được hiến pháp cho đi bỏ phiếu từ năm 1916.
       Ông ODP cũng cười hà hà rồi góp ý: Theo kinh nghiệm dân gian thì những anh chồng nào miệng hay kêu ca là bị vợ cai trị thì thường là những anh chồng có gia đình hạnh phúc, chứ không thì họ đã bỏ nhau từ lâu rồi. Cũng theo kinh nghiệm dân gian thì nếu không muốn vợ bắt nạt thì anh chồng phải già hơn vợ.
       Chồng già vợ trẻ là tiên
       Vợ già chồng trẻ là duyên con bú dù.
       Lời ông ODP đã đưa cả làng tôi đi vào đề tài tuổi tác vợ chồng. Chị Ba hỏi con bú dù là con gì thì cả làng chịu, không ai biết. Thấy làng tịt nên ông H.O. bèn kể chuyện có cặp vợ chồng kia tuổi đã 60, một hôm anh chồng vào rừng đã gặp một bà tiên bên suối, anh liền xin một phép lạ, anh xin bà tiên cho vợ anh trẻ hơn anh 30 tuổi. Bà tiên gật đầu rồi búng tay một cái, tự nhiên anh biến ra một ông lão 90
      Ông H.O. tiếp lời ngay: Chồng già vợ trẻ có sao đâu. Kìa xem bác Hồ khi xưa ở Hà Nội. Bác sinh năm 1890, Cô Nông Thị Xuân sinh năm 1932, chênh lệch nhau những 48 tuổi. Ấy thế mà bác làm được cho cô Xuân có bầu rồi đẻ con. Tiếc rằng “bác” đã cho đàn em giết cô Xuân khi cô Xuân đòi “bác” phải công khai nhận mình là vợ “bác”. 
      Cụ Chánh và bà cụ B.95 gạt ngay chuyện "bác" Hồ với Cô Xuân vì sẽ xui cả năm. Cụ Chánh nói một hơi dài những điều như đã tích lũy trong lòng từ lâu. Cụ tỏ lòng biết ơn và ghi ơn Canada. Lời Cụ như một bài học về lịch sử : Canada được chính thức thành lập năm 1867, tính đến nay (2023) mới 156 tuổi. So với các nước khác ở Mỹ Châu, Âu Châu, Á Châu thì Canada cỏn quá trẻ. Tuy trẻ như vậy nhưng Canada đã tiến bộ vượt bực vì miền đất này là nơi hội tụ các tinh hoa thế giới. Canada đã cống hiến cho thế giới nhiều phát minh quý báu, như chế ra bóng đèn điện đầu tiên, trục lăn cho thợ sơn, dây zipper đóng gài thay cúc trên quần áo, máy thổi tuyết, chất Insulin chữa bệnh tiểu đường, phương pháp chữa bệnh động kinh, máy điện thoại, cánh tay Canadarm trên phi thuyền thám hiểm không gian thuở ban đầu. Môn bóng rổ và hockey có gốc từ Canada. Đây là xứ có nhiều hồ nước ngọt nhất thế giới. Riêng về nước đóng chai, có công ty đã lấy nước từ đáy hồ có số tuổi mấy mươi triệu năm, cũng như có công ty đã lấy nước từ các băng sơn từ bắc cực. Canada là xứ hòa bình, sắc dân đầu tiên trên giải đất bao la này là dân Inuit từ Á Châu sang, mãi về sau dân từ Âu Châu mới đến, và các sắc dân nô lệ da đen từ phía nam mới lên. Các sắc dân đến đây đều khác biệt nhau về phong tục tập quán, văn hóa và tôn giáo, và tất cả đã chung sống hòa bình, chưa hề có sự xung đột nào, và không hề bị cưỡng ép làm melting pot như bên Hoa Kỳ. Canada rất hãnh diện mình là một thảm mosaic văn hóa quốc tế. Và sắc dân mới nhất từ Á Châu tới đây và được Canada mở vòng tay tiếp đón chân tình là người Việt Nam, đặc biệt những thuyền nhân của thập niên 1980 như đa số dân làng chúng ta. 
      Nghe đến đây thì ông Từ Hòe cười rổn rảng ha ha. Đã có nhiều giả thuyết nói rằng người Da Đỏ ở Canada chính là dân gốc Việt Nam con mẹ Âu Cơ ngày lập quốc. Mẹ đã dẫn một đàn con lên núi, rồi tiến sang phương tây, gặp eo biển Bering thì mẹ và đàn con đã xuống phía nam và dừng lại ở miền đất là Canada hiện nay. Cứ xem nét mặt và vóc dáng của người Da Đỏ thì họ giống y như người Việt Nam chúng ta, có lẽ họ chính là người có gốc Việt Nam. Và nếu đúng như thế thì chúng ta đang sống trên miền đất của anh em mình. Triết gia Kim Định, giáo sư Đại Học Văn Khoa Saigon thuở xưa, mà còn sống thì chắc chắn chúng ta sẽ được đọc một tác phẩm lớn về đề tài này. 
      Cả làng nghe đến đây thì thích quá, đã vỗ tay râm ran. Bà cụ B.95 tỏ ra thích nhất, cụ vừa cười vừa nói: Bây giờ lão mới biết người Da Đỏ ở Canada có gốc Việt Nam. 
    TRÀ LŨ 
      (Lá Thư Canada 1/2/2023)