Thursday 26 December 2019

Những tác phẩm khác

Video Paris by Night 49, chủ đề

CHÚNG TA ĐI 
MANG THEO QUÊ HƯƠNG



Nguồn: Nối từ YouTube.

Monday 9 December 2019

Bài viết của tác giả Hồn Trẻ 20

Nguyên Nghĩa
NGHĨ SAO VIẾT VẬY (24)

    CÁI TÔI

     Có hai người bạn. Bữa nọ, một người thân mật vỗ vai người kia, hỏi ý: 
     - Tôi định nói với ông điều này, ông muốn nghe không?
     - Bạn bè, có gì phải ngại? Ông cứ nói! 
     Người bạn được dịp, bèn phun ra hết những gì mình ấm ức bao lâu nay:
     - Nói thật chứ... cái tôi của ông lớn quá! Ông nên dẹp bớt nó đi cho thiên hạ đỡ ghét!
     Người bạn kia không tỏ vẻ giận mà lại ôn tồn giải thích:
     - Tội nghiệp bạn tôi chưa! Ông nên hiểu rằng, ai cũng có cái tôi cả. Chỉ có khác là cái tôi đó lớn hay cái tôi đó nhỏ thôi. Con chó cũng có cái tôi của nó. Thử đánh con chó mà xem! Khi nó cảm thấy cái tôi của nó... bị nhỏ hơn thì nó phải cắn lại! Dễ hiểu vậy thôi.

Wednesday 25 September 2019

Hồn Trẻ 20 và bạn hữu

NGUYỄN TUẤN KHANH
Xin... loạn bàn về “3 bài Nam” trong 20 bài Tổ của nền cổ nhạc miền Nam:

Từ khi bộ môn Đờn Ca Tài Tử (ĐCTT) được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” vào năm 2013 thì cả miền Nam rộ lên những câu lạc bộ ĐCTT, tuy nhiên, hiện giờ chỉ còn một số ít người biết đờn và ca theo phong cách ĐCTT cho nên ngay cả hôm UNESCO trao bằng vinh danh ĐCTT, chỉ có 1 số đơn vị trình diễn bài bản theo hơi điệu ĐCTT, còn phần lớn là đờn ca theo phong cách Cải Lương. Ông thủ tướng mê cải lương Nguyễn Tấn Dũng còn yêu cầu cho... cải lương vô chương trình vinh danh ĐCTT cho... vui. Ổng ra chỉ có 1 ngày trước buổi lễ, báo hại ban tổ chức phải yêu cầu các ca sĩ cắt bớt vài đoạn trong bài ca của mình để nhường giờ cho cải lương theo đòi hỏi của ông thủ tướng. Nghệ sĩ Lệ Thủy được mời trước tiên nhưng cô đã từ chối và nói rằng đây là chương trình của ĐCTT, không liên quan đến cải lương, sau đó ban tổ chức mời “Cải lương chi bảo” Bạch Tuyết thì bà ta nhận lời.

Từ đó đến nay, có nhiều chương trình sinh hoạt về ĐCTT nhưng vì thiếu ca/nhạc sĩ biết về bộ môn này nên họ đành phải cho thêm cải lương cho xôm thành “Chương trình Đờn Ca Tài Tử & Cải Lương”.

Cách đây gần 2 năm tôi có thu âm 3 bài Nam theo phong cách ĐCTT với bài ca in năm 1903 mà tôi sưu tầm được. Thoạt tiên tính thu để giữ làm tài liệu riêng, nhưng khi thu xong mọi người thấy cần phổ biến nên 1 câu lạc bộ Đờn Ca Tài Tử ở VN yêu cầu cho họ làm CD để phổ biến và họ đã phân phát cho một số CLB ĐCTT các tỉnh thành ở miền Nam. Sở dĩ tôi chọn 3 bài Nam này là vì trong 4 thể điệu Bắc, Hạ, Nam, Oán của 20 bản Tổ thì 3 bài Nam này đã có 3 thể điệu là Bắc, Nam và Oán. Mời quý HT vô trong link cuối bài để nghe, còn phần dưới đây là giải thích về 3 bài Nam của cổ nhạc miền Nam.

NGUYỄN TUẤN KHANH

___________

Nói về điểm khác nhau của ba bài Nam, mỗi bài một hơi khác nhau, nhưng lại nằm trong một bộ Nam, vì thứ nhất là cùng trên một thang âm, có âm chủ đạo là xang, tuy mỗi chữ xang mỗi khác nhưng đó cũng là đặc điểm chung cho bộ này.
Nam xuân nghiêm trang, thư thái, điềm tĩnh, hơi điệu toát lên một vẻ đứng đắn đàng hoàng, như một kỳ lão nhìn cuộc đời cũng như một mùa xuân êm dịu và thư thả, không vướng bận mà có phần sâu lắng, nét nhạc ung dung chậm rãi, như một con thuyền thả nhẹ trên dòng bích lặng lờ trôi, khoan thai trong dòng chảy thời gian êm dịu, để cho người nghệ sĩ có thời gian ôn lại những trải nghiệm của cuộc đời, dành chút êm đềm lắng đọng để chiêm nghiệm lại những gì đã trải qua mà tự tỉnh, suy xét, cân nhắc lại. Bỗng như hồn Xuân lai láng, chợt gợi nên trong lòng một tình cảnh thú vị nào, sự bừng dậy của cảm xúc pha lẫn với sự hiên ngang, cái hào sảng ấy đã làm nên nét nhạc của bài Trống xuân lâng lâng dựng dựng, với nhịp trống cơm long bong như múa vui cho cuộc đời tươi đẹp.
Nam ai mang một nét buồn áo não, gợi một trạng thái hoài niệm nhớ nhung da diết về những kỷ niệm đẹp trong quá khứ, những tình thương của những người, những gì đã trải qua, Nam ai không như một lời than vãn uất ức, mà như một niềm luyến tiếc, ưu tư, sự da diết của một niềm nhớ nhung, một niềm tâm sự. Sự da diết ấy không thể nguôi ngoai ở cuối bài, sự nhớ nhung càng thêm áo não với nét nhạc Mái ai, lớp Mái ai được bập bùng bằng tiết tấu của trống cơm như thôi thúc cho người ta suy nghĩ về cuộc đời, dồn hết tất cả những tâm trạng thê thảm nhất để đúng theo nguyên lý dịch học “bỉ cực thới lai”, sự thới thạnh ấy đến trong cái cơn bỉ cực, đó là sự mở đầu cho nét nhạc Đảo ngũ cung.
Đảo ngũ cung thì nghiêm trang pha lẫn trầm hùng, sự kiêu hãnh, sự hiên ngang bất khuất, như một dũng tướng đã về già, nhớ lại những lúc xông pha ngoài chiến trận, những lúc phải lăn lộn với mũi đạn lằn tên, vì đã trải qua một sự vào sanh ra tử, nên cái sự hiên ngang ấy vô hình trung đã sinh ra và ngự trị trong tâm khảm của người, toát nên một vẻ vừa hiên ngang vừa ngạo nghễ, đôi lúc dạt dào như những kỷ niệm hào hùng dội về sôi động trong lòng, để rồi cuối cùng cũng chợt tỉnh, cùng với những khí phách hào hùng ấy là những vấp ngã của cuộc đời từng trải, những thất bại, những lúc gian nan nguy hiểm như có tử thần chầu chực để rước linh hồn đi, làm cho họ sâu lắng, ê chề hơn khi chuyển sang lớp Song cước mà nhịp trống cơm vỗ bong bong khiến cho tâm hồn chợt thức tỉnh.
(Nguyễn Phúc An, Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ - Khảo & Luận, NXB Tổng Hợp, 2019, Tr.207-209).

Saturday 17 August 2019

Hồn Trẻ 20 và bạn hữu


Thơ mùa lễ Vu Lan



MƯA DẦM THÁNG BẢY,

Trời tuôn lệ mãi, chạnh hồn thơ
Nhớ đến song đường vận nhỡ cơ
Đôi lúc dạ sầu nên nghĩ quẩn
Những khi tâm rối lại than vơ
Mưa dầm tháng bảy đen trời đất
Nắng ửng làn mây sáng tứ thơ
Vùng đất bình yên trên lũng thấp
Khói trầm toả khắp, ngát hương mơ.
PHƯỢNG HỒNG

NHỚ ƠN CHA MẸ

Nhớ Mẹ, thương Cha thảo ý thơ
Cuộc đời lam lũ lúc hàn cơ
Nay về âm cảnh nơi yên tĩnh
Gĩa biệt trần gian cõi vẩn vơ
Chăm sóc mộ phần luôn ấm cúng
Đáp đền công đức thuở ngây thơ
Giỗ Ba tháng Tám gần tròn giáp
Mẹ mất ba năm tưởng giấc mơ!
THIÊN HẬU

SIÊU THOÁT,

Loay hoay trời đã vào thu
Nhành hoa cánh mỏng âm u ráng chiều
Cảnh quang bồi chút hoang liêu
Chợt xao xuyến mối tình phiêu quặn buồn!

Lau dòng nước mắt chực tuôn
Đau lòng chua xót tim non tê hoàng
Biết rằng dẫu có ca than
Nỗi niềm đau đáu khóc van đôi nhà!

Nắng chiếu vàng đóa hồng hoa
Lung linh vạt áo, Mẹ Cha nay còn
Phận ai phần số bèo đong
Thêm màu mờ nhạt não lòng xót thương...

Biết chăng thăm thẳm dặm trường
Cô đơn gặm nhắm mơ thường giấc trưa
Hay là trong lúc gió mưa
Âu lo thiếu hụt “búng lừa cá xương”

Dáng cò in dấu quê hương
Cây đa,liễu trúc dễ mường tượng thôi
Cuộc đời dâu bể đầy vơi
Trần gian hối hả xoáy tơi bụi tàn

Chắp tay xin Phật khai truân
Mang đi phiền muộn dư vang dấu ngàn
Đếm bao lần chuỗi hạt tràng
Mẹ Cha siêu thoát,vinh quang sang bờ.
PHƯỢNG HỒNG

Nguồn: Tác giả gửi

Tuesday 13 August 2019

Thơ của các tác giả Hồn Trẻ 20

Lý Thừa Nghiệp
KHÚC BI HOA


 
Thì cứ rót vòng quanh màu trà đậm
Chuyện muôn đời tiếng sấm nổ bâng quơ
Em có thấy đất trời kia thăm thẳm
Giữa đôi bờ nhật nguyệt cháy vu vơ.
*
Cây phượng vĩ già nua màu son nhạt
Người qua sông mưa nắng cũng qua sông
Trời hôm đó đỏ một màu nắng lạ
Những con chim không hót buổi theo chồng.
*
Cứ thong thả mình về chơi Đà lạt
Bốn mùa mây trắng hồ xuân hương
Mình sẽ lên đồi nghe gió hát
Cười với ngàn thông một điệu buồn.
*
Bảo lộc Bảo lộc đường lên dốc
Đổ xuống đồi xanh những liếp trà
Mang mang phiêu hốt mưa ngang dọc
Nghe rền trong đá khúc bi hoa.

Lý Thừa Nghiệp

Những bài khác

Linh Mục PHẠM QUANG HỒNG
Bài giảng Hội thảo Mục Vụ Gia Đình, 
tại Đại Hội Thánh Mẫu Missouri, 2019



 
Nối từ Youtube.
https://youtu.be/M4ZcYCRAcX8

Những bài viết khác

TỤC NGỮ VIỆT NAM

Hùm chết để da
Người ta chết để tiếng
Hồ chết lộng kiếng!

Monday 12 August 2019

Hồn Trẻ 20 và bạn hữu


Thơ NGÀN SAU
ĐÀN CHIM VIỄN XỨ

Nhìn cánh chim bay về cuối trời
Lòng tôi xao xuyến nhớ không nguôi
Đường về quê cũ dù xa tắp
Một mối tình thâm khó phai mờ

Đàn chim viễn xứ bay về đâu
Mang nặng trong tim những mối sầu
Biển rộng mênh mông rừng bát ngát
Đồng xanh vô tận, lúa xanh màu

Quê hương tươi thắm tình chan chứa
Đất nước bao la sóng bạc đầu
Khúc nhạc đường xa miền vạn lý
Bầy chim mỏi cánh bay về đâu?

Nhắc đến quê tôi chợt thấy buồn
Bao nhiêu kỷ niệm bỗng tràn tuôn
Ngày xưa thân ái còn đâu nữa
Thấp thoáng xa xa những cánh buồm…
NGÀN SAU

Nguồn: Tác giả gửi 


Hồn Trẻ 20 và bạn hữu


Thơ THIÊN HẬU
BAY XA!

Chim ơi lướt gió bay cao nhé
Đến tận nơi miền viễn xứ xa
Biển rộng mênh mông, rừng chất ngất
Cánh đồng vô tận, đất hài hòa
Lang thang mây trắng trôi từng cụm
Lác đác sương hồng phủ cánh hoa
Tung cánh ca vang khung cảnh lạ
Bao giờ mỏi cánh trở về nhà!
THIÊN HẬU 

Nguồn: Tác giả gửi