Saturday 30 October 2021

Tác phẩm khác của tác giả Hồn Trẻ 20

ĐÊM PHƯƠNG NAM
Thơ: PHÙ SA LỘC
Phổ nhạc: ĐẮC LỢI
Hòa âm & phối khí & thu âm & sản xuất: NGÔ HOÀNG PHÚC
Ban nhạc: NGÔ HOÀNG PHÚC
Các giọng hát: ANH DUY, TƯỜNG VI, HUỲNH GIAO, TRÚC QUỲNH
 

Nguồn:
Nối từ YouTube.
Có thể nghe nhạc trực tiếp trên các trình duyệt Spotify, Apple Music, Deezer, iTunes, Amazon Music...
Mời bấm vào link sau đây:

PHÙ SA LỘC
Đêm phương Nam

Gởi “Ngựa ô thương nhớ”

Đêm phương Nam nằm nghe gió lùa
Đêm phương Nam lắng tiếng mưa khua
Đêm phương Nam thức dòng sông chảy
Đêm phương Nam cá quẫy tư mùa

Đêm phương Nam mùi câu vọng cổ
Mái dầm ai nhịp gõ be xuồng
Đêm phương Nam đèn chai bấy ngọn
Là nhớ thương mình một ánh trăng

Đêm phương Nam, người ơi, đừng đợi!
Nhớ vô cùng tiếng nhặt tiếng thưa
Giọng hò ai dọc dài trăm bến
Đã hóa thành mấy khúc dân ca

Đêm phương Nam, này, đêm phương Nam!
Sâu lắng tình riêng tiếng độc huyền
Đêm phương Nam mịt mùng khói tỏa
Một thuở hồng hoang rừng ngút rừng

Đêm phương Nam cọp rống beo gầm
Nóp trên vai, mác trên tay
Đêm phương Nam người đi mở lối
Đêm phương Nam người dựng sơn hà

Đêm phương Nam sông rạch cựa mình
Đỏ nước tràm tươi mấy dải kinh
Đêm phương Nam bãi bồi lấn biển
Tràm đước theo nhau rừng chuyển mình

Đêm phương Nam đầy sân trái rụng
Bầy cá giỡn trăng đụng mái dầm
Đêm phương Nam lúa đòng mẩy hạt
Sương trắng mù sương đồng tiếp đồng

Đêm phương Nam dập dồn vó ngựa
Con ngựa ô nào anh đã đưa em
Điệu lý năm xưa thúc thôi móng gõ
Anh đưa nàng, anh đưa nàng “dìa” dinh

Đêm phương Nam thức cùng sao sáng
Cây ghi-ta phím lõm thức cùng
Tiếng hát thức cùng đêm bất tận
Ly rượu thức cùng tình cận lân.

(Cần Thơ, 3-1988)     


Thơ của tác giả Hồn Trẻ 20

Nguyên Nghĩa
SỢI TÓC

có một sợi tóc
vô cùng cô đơn
như kẻ lạ mặt
lạc vào đám đông

đám đông trùng trùng
kẻ kia là lá
chết khô giữa rừng
rừng không buồn bã

gặp sợi tóc bạc
khi cầm gương soi
thấy một đôi mắt
lơ láo giữa đời

đời tới tấp quay
ta nhìn chóng mặt
như giữa trùng vây            
không còn lối thoát

sợi đầu tiên bạc
đã mười hai năm
sợi thứ mấy trăm
nhổ đi, mọc lại.

Nguyên Nghĩa

Nguồn: Tạp chí Văn (chủ nhiệm: Mai Thảo)
60, tháng 6-1987.

Monday 18 October 2021

Hồn Trẻ 20 và bạn hữu

EM SẼ CHO TÔI

T NGUYỄN VĂN PHIÊN
NGUYỄN QUYẾT THẮNG phổ nhạc
 
Nguồn: Tac giả gửi, nối từ Google Drive:
 

EM SẼ CHO TÔI

Em sẽ cho tôi nắng,

Khi tôi chỉ có mưa.
Em sẽ cho tôi niềm vui,
Khi tôi chìm trong đau khổ.
Em sẽ cho tôi ánh sáng,
Khi bóng tối bao phủ tôi.
Em sẽ cho tôi mộng đẹp,
Khi tôi vùng vẫy giấc chiêm bao.
Em sẽ cho tôi cuộc đời,
Khi tôi chỉ có em thôi...

Em đã cho tôi vầng nắng

Khi mang trong lòng tôi chỉ có mưa
Em đã cho tôi niềm vui
Khi tôi đắm chìm trong đau buồn
Em đã cho tôi ánh sáng
Khi bóng tối bao phủ quanh tôi
Em đã cho tôi mộng đẹp
Khi tôi vùng vẫy giấc chiêm bao
Em đã cho tôi cuộc đời
Khi tôi có em bên tôi, ngồi bên tôi...

Nguyễn Văn Phiên

 

EM SẼ CHO TÔI

NGUYỄN QUYẾT THẮNG phổ nhạc
Thơ NGUYỄN VĂN PHIÊN
Nguồn: Tac giả gửi, nối từ Google Drive:
https://drive.google.com/file/d/18W9AyUxUYefB4_kRWC-mRbAop5Jt8vQx/view?usp=sharing

Tác phẩm khác của tác giả Hồn trẻ 20

LỜI RU CON SÁO NHỎ

Thơ: PHÙ SA LỘC

Phổ nhạc: ĐẮC LỢI

Nối từ YouTube:


Ng
uồn: Nối từ YouTube.

Tác phẩm khác của tác giả Hồn Trẻ 20

Tình nhân ái, nghĩa đồng bào

PHƯƠNG KIỀU

          Hồi áp dụng Chỉ thị số 15/CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ trước đây mấy tháng, người dân đi lại thoải mái như bình thường, dù phải đeo khẩu trang. Nhưng khi ngồi quán cà phê hay các quán xá khác đều phải tuân thủ 5K, nghĩa là một bàn chỉ có khoảng 2-3 người, đeo khẩu trang, bàn nầy cách bàn kia chừng 3 thước, quán không chứa trên 20 người. Khá thoải mái. Dù vậy cũng có một số bộ phận người dân lâm vào cảnh khó khăn. Vì, công ty, xí nghiệp, các đơn vị dịch vụ giảm lượng công nhân, nhân viên, nên người làm công ăn lương thời vụ lâm vào cảnh nguy nan. Chẳng sao hết. Bởi ngay lúc ấy, đã có những “Chợ O đồng” và những điểm cung cấp thực phẩm miễn phí. Các nơi đó có hầu như đủ các loại thực phẩm đáp ứng gần như khá trọn vẹn nhu cầu sống mỗi ngày cho người dân. Nào rau cải, thịt thà, dầu ăn, nước tương, nước mắm, cá mòi hộp, trứng gà, trứng vịt… Tha hồ lựa chọn cho nhu cầu gia đình mình. Tất cả đều là những mặt hàng tươi ngon, được những tấm lòng hảo tâm đi xin những tiểu thương tốt bụng cung ứng. Đâu đã hết, còn có cả những cây ATM gạo miễn phí. Cứ tự nhiên đến hứng những hạt ngọc trời trong máy chảy ra một cách… đáng yêu.

          Cứ tưởng cuộc sống tạm chấp nhận trên êm trôi theo ngày tháng. Nhưng không, khi biến chủng Delta gây dịch bệnh tràn lan trong cộng đồng, Chỉ thị số 16/CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ được rất nhiều địa phương áp dụng. Đường phố hầu như vắng lặng với loe hoe vài ba phương tiện lưu thông. Các chợ, chợ O đồng, hàng quán… đóng kín cửa. Siêu thị “he hé” mở hoặc đóng cửa. Cuộc sống nhiều người bị ảnh hưởng của đại dịch tưởng chừng không lối thoát. May mắn có ngay khá nhiều mạnh thường quân ra tay hỗ trợ. Thế là người chật vật được trao tận tay những túi quà gồm nhiều ký gạo, nước tương, nước mắm, cá, trứng. Thường xuyên hay không thường xuyên, cũng ấm cái bao tử khó khổ. Còn có cả việc nhiều chủ nhà trọ miễn giảm tiền thuê nhà cho công nhân. Đó là tình nhân ái, nghĩa đồng bào.

Tình nhân ái, nghĩa đồng bào có cả khi chưa giãn cách xã hội, tháng nào cũng vậy, một số nhà hảo tâm cứ mồng một, ngày rằm là phát bánh mì không, có nơi là bánh mì kẹp thực phẩm chay. Người dân nào cảm thấy rất cần thiết cứ  tự nhiên tới nhận từng ổ bánh mì ăn lót lòng buổi sáng trước khi lên đường bán vé số, lượm “ve chai” hoặc làm công việc nào khác. Cơm chay từ thiện cũng được nhiều chùa phục vụ người nghèo, trưa hoặc chiều, vào các ngày rằm và mồng một Âm lịch. Lại có cả những tiệm cơm 0 đồng, 2.000đ hoặc 5.000đ để người khó khổ đến ăn không phải mặc cảm…

          Lòng hảo tâm không chỉ xuất hiện ngoài đời, đã có những suất cơm chay từ thiện, do các bậc chân tu đảm trách trong hầu hết các bệnh viện lớn, nhỏ trong cả nước. Những bậc tu hành, những phật tử thuần thành đi nhiều nơi vận động gạo và thức ăn, kể cả tiền bạc, để ngày chưa rạng sáng, lúc 2-3 giờ khuya, xắn tay áo chăm chút từng miếng ăn thức uống cho bà con chật vật đang điều trị, kể cả những người chăm nuôi. Trong hoàn cảnh chủng Delta tràn lan, còn thấy những tấm lòng vì tha nhân gây ra niềm cảm xúc. Đó là những sinh viên, học sinh, những tu sĩ Công giáo, các sư thầy, các đạo hữu tôn giáo khác, đã không quản ngại hiểm nguy rình rập, đến chăm sóc những người bị FO; họ theo từng điểm lấy mẩu xét nghiệm Covid-19; đưa bệnh nhân đến bệnh viện, và làm bất cứ công việc gì bệnh nhân cần giúp đỡ… Rất đáng trân trọng. Mùa Covid-19 càng kéo dài, người bị ảnh hưởng càng lâm cảnh vô cùng khó khăn và người bệnh cũng khá ổn khi xuất hiện ngày càng nhiều những tấm lòng thương mến người khốn khó. Đổi buồn làm vui là thế.


 

 

 

 

 

Hình bên: Cơm nước miễn phí dọc đường.

          Biến chủng Delta dù mạnh và khốc liệt thế nào cũng dần bị khống chế. Các bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân FO, F1 ngày một thu hẹp… Cuộc sống dần trở lại bình thường khi “mở cửa”, người túng bấn dù có dễ thở cũng không thể nào thoát khỏi khó khăn sau nhiều tháng ai ở đâu ở yên đó…, dù siêu thị hoạt động bình thường, vài điểm bình ổn giá mở ra mà chợ truyền thống hầu như đóng cửa. Mong sao sẽ có lại những ngôi chợ O đồng; những suất cơm O đồng, 2.000 đồng… trở lại phục vụ; những bữa cơm từ thiện của nhà chùa; những ổ bánh mì chay của những tấm tình nhân ái đến với họ - những người đã chịu đựng thời gian dài gian khổ. Người kém may mắn, thất nghiệp sẽ sống lây lất trước khi tìm cho mình một kế sinh nhai tạm ổn để vươn lên trong cuộc sống. 


 

 

 

 

 Hình bên: Sinh viên phát thức ăn sáng cho người nghèo.

          Có hoạn nạn mới biết lòng người. Bên cạnh những hoàn cảnh đau lòng nhận lãnh hoặc ái ngại hưởng sự hỗ trợ của những nhà mạnh thường quân, còn thấy một số người thiếu lòng tự trọng đến nhận của “bố thí”. Họ đi xe gắn máy đắt tiền đậu cách xa Chợ O đồng. Một người giữ xe, một người vào chợ thản nhiên nhận gạo và thực phẩm. Bánh mì sáng miễn phí, có người thản nhiên lấy một lúc hai ba ổ. Cơm từ thiện trong bệnh viện, người nuôi bệnh vô tư đem về giường bệnh rồi sau đó mang về nhà cho… chó, mèo ăn! Nhân tình thế thái đến tái tê lòng dạ! Nghĩ mà buồn chứ không thể nói chạnh lòng. Họ đã đang tâm cướp đi một vài phần miếng ăn hiếm hoi của những người rất cần đến nó. Mong thay cảnh huống nầy sẽ không bao giờ tái diễn, để người bất hạnh được hưởng ân phúc của đời từ những tấm tình nhân ái, đậm nghĩa đồng bào.

PHƯƠNG KIỀU

Nguồn: Tác giả gửi

Saturday 16 October 2021

Thơ của tác giả Hồn Trẻ 20

 Thơ Phù Sa Lc

HẠNH PHÚC BUỒN NGẮN NGỦI

 

Em khổ quá còn ta quá khổ
Đời bấp bênh như hai nhánh lục bình
Ta gặp gỡ vài hôm thôi, ngắn ngủi
Hạnh phúc buồn vơ vẩn nhân sinh

Hãy trút bỏ phiền đau trên bờ tuyệt địa
Trái tim trong hòa với biển muôn trùng
Hãy như sóng muôn đời ca hát
Những khi vui, kể cả khi buồn


Hãy như núi cô đơn trầm mặc
Kiêu hãnh đương đầu với những cuồng phong
Vì chúng ta sinh ra để sống
Như núi kia ta hãy tin ở chân mình


Hãy như trăng lững lờ soi bóng
Thả chút tình lãng mạn với hồ Đông
Trăng một bóng thêm bóng mình một bóng
Lung linh buồn hư ảo xa xăm


Em khổ quá còn ta quá khổ
Soi đời nhau biến khổ thành vui
Hạnh phúc buồn dù là ngắn ngủi
Vẫn là hoa tươi suốt quãng đời!

 

PHÙ SA LỘC

Nguồn: Trang cá nhân của tác giả


 

Tác phẩm khác của tác giả Hồn Trẻ 20

PHÙ SA LỘC

Tiếng rao

      Những ngày đầu giãn cách xã hội, theo Chỉ thị 16/TTg của Thủ tướng Chánh phủ, “ai ở đâu, ở đó, người cách người, nhà cách nhà”, theo khẩu hiệu 5K. Thỉnh thoảng có cơ hội ra đường phố, không còn cảnh tấp nập, “ngựa xe như nước” nữa, mà chỉ thấy lẻ loi vài ba chiếc xe gắn máy, mấy chiếc ô tô con vun vút lao đi. Vẫn còn đó những cột đèn tín hiệu giao thông hoạt động cầm chừng, lúc bật đèn xanh rồi đèn vàng và đèn đỏ. Cảnh tượng buồn hiu hắt.

      Buồn hơn là vắng những “tiếng động quen thuộc” luôn hiện diện bất cứ thời khoảng nào trong ngày. Đó là tiếng rao hàng. Những tiếng rao hàng hiện đại với âm thanh lớn phát ra từ mấy chiếc loa thùng, làm lay động không gian sống của chúng ta. Vậy là nhớ. Nhớ những tiếng rao thân thương của những chị, những cô, những bà lụm cum lê đôi chân mòn mỏi qua những đường phố thênh thang, những hẻm nhỏ ngoằn ngoèo. Nhớ lắm tiếng rao “có ca có kệ”, “lên bổng xuống trầm”, “ngân nga luyến láy” một cách “nghệ thuật” của những người bần hàn đó. Nào là “ai ăn chè bưởi”, “ai ăn bánh bò, bánh tiêu”, “bánh mì nóng giòn mới ra lò”… Tất cả kéo dài giọng rồi kết thúc bằng một tiếng dài hơn với âm sắc buồn tê tái: “hôn…”, “đây…”. Buồn cháy ruột!

      Rồi, một ngày kết thúc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/TTg của Thủ tướng Chánh phủ, áp dụng Chỉ thị 15/TTg, những dây giăng, rào cản, chốt trên các ngả đường không còn nữa, người dân dù vẫn áp dụng theo khẩu hiệu 5K cũng thở phào nhẹ nhõm như trút một gánh nặng ngàn cân. Một sáng, chợt nghe lại âm thanh vắng bặt bấy lâu. Đó là tiếng kêu. Không phải tiếng rao hàng mà là tiếng kêu ngộ nghĩnh với tiếng còi vang vang âm thanh “éc… éc…”. Hai tháng mấy bó rọ, quên rồi, không biết tiếng kêu gì. Chợt nhìn thấy chiếc xe gắn máy chậm qua với một số giấy carton, chai nhựa rỗng cột sau bọt-ba-ga, mới chợt nhớ, đó là “tiếng rao” của những người thu mua “ve chai”. Đời sống dần hồi phục, trở lại bình thường với những tiếng rao càng ngày càng nhiều hơn. Nhưng, tiếc thay, những âm thanh rao hàng dìu dặt lên bổng xuống trầm của những bà, những chị xưa không còn nữa. Thay vào đó là những “tiếng rao hiện đại” được thâu sẵn  trong cuộn băng và phát ra qua chiếc loa gắn trên xe gắn máy. Nào là “keo dán chuột siêu dính”, “long não thơm lừng”, “chổi lông gà, chổi quét nhà”, “dao, kéo, đá mài dao”… Đó là buổi xế trưa, buổi trưa. Còn buổi sáng, cũng với “tiếng rao hiện đại” ấy, người ta bán bánh giò, bánh chưng; bánh tiêu, bánh bò; bánh lá dừa Bến Tre... Buổi xế chiều thêm một vài món ăn nhẹ khác phục vụ người phố chợ… Tất cả, dù ngắn gọn hay dài hơn, đều đưa cái âm thanh chói tai vào màng nhĩ người nghe.

      May thay, còn sót lại âm thanh tiếng rao bằng miệng của một vài người không thể “hiện đại hóa tiếng rao” của mình. Ấy là vài tiếng rao ngọt ngào, dù bán một món hàng không thơm tho. Đó là tiếng rao của một cặp vợ chồng áo quần lam lũ. Chồng cầm tay lái xe gắn máy, vợ ngồi phía sau vòng tay ôm cái thùng thiếc đặt trước bụng chồng. Người vợ lớn tiếng rao, dù không dìu dặt, thánh thót nhưng nghe cũng sướng cái lỗ nhĩ: “Cá rô, cá lóc bà con ơi!”… Lâu lâu, thấy một ông sồn sồn kéo chiếc xe rùa chở đầy mấy buồng dừa, cất tiếng: “Dừa tươi ngọt lừ đây”. Trời đất ơi, tiếng rao xưa cũ được tái hiện khiến người nghe bụng dạ “ngọt như đường cát, mát như đường phèn”! Một vài tiếng rao đơn độc ấy đã làm sống dậy trong tâm thức những người đã từng sống ở thôn quê nay dời lên phố thị một nỗi niềm xao xuyến khôn nguôi. Nhưng, tiếc thay, đó là mấy tiếng rao “nghiệp dư”, là mấy tiếng rao “thời vụ”, “không chuyên nghiệp” như những tiếng rao qua loa. Vài tiếng rao “thời vụ” là “âm thanh” chớ không phải “tiếng động” với “tiếng rao hiện đại” qua băng phát loa. “Tiếng động” vô hồn ấy có chiều hướng càng ngày càng… hiện đại hơn, giết chết “âm thanh” sâu lắng đầy tình cảm thuở nào. Không buồn sao được!

                                                                      PHÙ SA LỘC

Nguồn: Tác giả gửi