Sunday 21 September 2014

Những bài viết khác

Cảnh báo sự dễ dãi trong việc sử dụng thành ngữ tục ngữ

 By 

Ca dao tục ngữ Việt Nam đã từng được các nhà sưu tầm nghiên cứu dân gian tìm hiểu giới thiệu khá kĩ càng mà rồi trong cuộc sống khi vận dụng vẫn xảy ra nhiều sai lạc, có khi lạc quá nguyên gốc thành vô lí mà người ta cứ nói cứ viết như không.







Ví dụ khi làm xong cái nhà, nhập nhà mới, người dán bùa trấn yểm làm ẩu, cái dán phía Đông lại dán sang phía Tây, mới bảo là “dán bùa lộn kèo”. Bây giờ thành ra thành ngữ “dán bùa l. mèo” dung tục và vô nghĩa mà người ta cứ nói mà không biết là nhầm.
Một câu nữa: “Có tiền mua tiên cũng được/ Không tiền mua được cũng không bị biến thành: “Có tiền mua tiên cũng được/ Không tiền mua lược cũng không”. Sai lệch ở đây là chữ “được” và “lược”. Không tiền thì giá bán có được cũng không mua được. Đã không tiền thì còn mua cái gì được nữa, huống hồ nói chuyên mua lược.
Câu “Trâu dữ mất họ/ Chó dữ mất hàng xóm” bị biến thành “Dâu dữ mất họ/ chó dữ mất láng giềng”. Trâu dữ thì bảo “họ” (đứng lại) nó cũng không nghe. Thế là mất họ… Thì ở đây trâu thành dâu (con dâu), dâu mà dữ tính là mất họ hàng như chơi! Toàn bộ thành ngữ này bị biến nghĩa khác hoàn toàn. Xưa nào có người dân quê nào ví con dâu với chó bao giờ!
Câu: “Vênh váo như khố rợ phải lấm” bị biến thành “Vênh váo như bố vợ phải đấm” thì biến nghĩa một cách hoàn toàn. Ngày xưa người dân quê thường đóng khố bằng vải rợ (vải dệt thô). Khi đi lội ruộng, bùn lấm lem vào. Lúc khô bùn cứng lại vênh bên nọ vẹo bên kia, hở hang cơ thể, trông thành trò cười nên mới có câu đó.
Câu “Bám anh em xa, mua láng giềng gần” là cách nghĩ và ứng xử mối quan hệ rất nhân văn trong nhà ngoài ngõ bị biến thành: “Bán anh em xa? Mua láng giềng gần”. “Bám” biến thành “bán”, thì quả là sai một li, đi một dặm, chỉ vì nghĩ chữ “bán” đối với chữ “mua”!
Câu ca dao: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không lịch cũng vẫn người Tràng An” bị dùng một cách phổ biến hiện nay là “Chẳng thơm cũng thể hoa lài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Lịch ở đây là lịch lãm, lịch thiệp, hàm ý rộng hơn, thanh lịch thì là vẻ bề ngoài.
Còn có thể tìm ra nhiều ví dụ nữa về việc dễ dãi trong khi dùng thành ngữ tục ngữ. Tuy vậy cũng dễ phát hiện thôi. Khi nghe thấy vô lý hoặc thô thiển thì cần tìm cách tra cứu để nhận diện ra nguyên gốc chứ đừng viết theo thói quen.
(Bài và tranh minh hoạ: Đỗ Đức)

Monday 15 September 2014

Những bài viết khác

70 Năm Tình Ca Việt Nam 
kỳ 30: TUẤN KHANH

Hoài Nam thực hiện


Nối từ: YouTube

Sunday 7 September 2014

Những bài viết khác

NGUYÊN NGHĨA
Nghĩ sao viết vậy (10)


Một vài ca sĩ thường hát theo thói quen, nghĩa là... cứ hát mà chẳng để ý gì lời mình hát có đúng với nguyên bản chăng, lời mình hát... nghe vô lý hoặc vô nghĩa chăng?

Chẳng hạn, có ca sĩ đã hát lời hát như thế này, khiến cho một bài nhạc giàu cảm xúc bị mất bớt ý nghĩa:
"Hãy nhóm ngọn lửa hồng đốt cháy vạn niềm tin."

Lẽ ra là "Hãy nhóm ngọn lửa hồng thắp sáng vạn niềm tin"...

Nguồn: tác giả gửi

Những bài viết khác

Chuyện ở đời...


Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên thuyền có một đôi vợ chồng rất khó khăn mới lên đến trước mũi thuyền cứu hộ, trên thuyền cứu hộ chỉ còn thừa duy nhất 1 chỗ ngồi. Lúc này, người đàn ông để vợ mình ở lại, còn bản thân nhảy lên thuyền cứu hộ.

Người phụ nữ đứng trên con thuyền sắp chìm, hét lên với người đàn ông một câu …………..

Kể đến đây, thầy giáo hỏi học sinh: “Các em đoán xem, người phụ nữ sẽ hét lên câu gì?”

Tất cả học sinh phẫn nộ, nói rằng: “Em hận anh, em đã nhìn nhầm người rồi.”

Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu học sinh mãi vẫn không trả lời, liền hỏi cậu bé. Cậu học sinh nói: “Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ nói: Chăm sóc tốt con của chúng ta anh nhé!”

Thầy giáo ngạc nhiên hỏi: “Em nghe qua câu chuyện này rồi ư?”

Học sinh lắc đầu: “Chưa ạ, nhưng mà mẹ em trước khi mất cũng nói với bố em như vậy.”

Thầy giáo xúc động: “Trả lời rất đúng.”
Người đàn ông được cứu sống trở về quê hương, một mình nuôi con gái trưởng thành. Nhiều năm sau, anh ta mắc bệnh qua đời, người con gái lúc sắp xếp kỷ vật, phát hiện quyển nhật ký của bố. Hóa ra, lúc mẹ và bố ngồi trên chiếc tàu ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y, trong giây phút quyết định, người chồng đã dành lấy cơ hội sống duy nhất về phần mình. Trong nhật ký viết rằng : “Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm xuống đáy biển, nhưng anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể để em một mình ngủ giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin lỗi.”

Kể xong câu chuyện, phòng học trở nên im ắng, các em học sinh đã hiểu được ý nghĩa câu chuyện này: Thiện và ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận định người khác.

Người thích chủ động thanh toán tiền, không phải bởi vì người ta dư dả, mà là người ta xem trọng tình bạn hơn tiền bạc.

Trong công việc, người tình nguyện nhận nhiều việc về mình, không phải bởi vì người ta ngốc, mà là người ta hiểu được ý nghĩa trách nhiệm.

Sau khi cãi nhau người xin lỗi trước, không phải bởi vì người ta sai, mà là người ta hiểu được và trân trọng người bên cạnh mình.

Người tình nguyện giúp đỡ người khác, không phải vì nợ người đó cái gì, mà là vì người ta xem người đó là bạn.



Nguồn: Lệ Lệ chuyển  


 

Friday 5 September 2014

Những bài viết khác

Nguyên Nghĩa
NGHĨ SAO VIẾT VẬY (9)

Một vài người mà tôi quen biết có thói quen "mắng" người khác một cách... "ứng khẩu", nghĩa là mở miệng nói càn không đắn đo, không bận tâm "nói người sao không ngẫm chính mình".

Những người ấy căm ghét bà ca sĩ này hoặc cô ca sĩ kia, nên nhục mạ họ là con ... này con ... kia, đã thế lại còn vơ đũa cả nắm, gọi họ là... bọn "xướng ca vô loài"!

Những người ấy nói càn mà không nhìn ra nghịch lý ở chỗ là: trong các cuộc vui, các buổi tiệc mừng, người Việt chúng ta thường có phần văn nghệ giúp vui hoặc đua nhau hát Karaoke cho vui. Trong số những người thích hát đó có thể có cả vợ con, anh chị em, bà con họ hàng, bạn bè... của họ!

Đã quan niệm "xướng ca vô loài" như vậy thì lẽ ra nên ngăn cản những người chung quanh mình đừng tập tành ca hát! 

Đúng ra, "xướng-ca vô loại" vốn là tiếng Hán Việt (có nghĩa là xướng ca không thuộc loại ngành nghề nào cả), lâu ngày bị phát âm chệch đi thành "xướng ca vô loài" và bị dùng với hàm ý miệt thị.

(Chỉ dám mong quí vị tra lại tự-điển, chẳng hạn tự-điển Khai-Trí Tiến-Đức.)

Nguyên Nghĩa