Saturday 30 May 2015

Những bài viết khác

"Kinh Kha Tráng sĩ" của Tàu và tư duy của người Việt


Hạ Đình Nguyên


Vắn tắt câu chuyện

Tần Thủy Hoàng được xem là một bạo chúa đang trên đà tóm thâu lục quốc (Trung Quốc bấy giờ chia ra làm sáu nước). Thái tử Đan là kẻ kế thừa dòng họ vua chúa của một nước, quyết chống lại Tần Vương nhưng chẳng có binh lực gì, thậm chí là tài năng, mưu lược cũng không. Hắn dụ dỗ, vỗ về một tay thanh niên có tên là Kinh Kha để ám sát Tần Vương. Trong lần chiêu đãi cuối cùng trước khi Kinh Kha vượt sông Dịch tiến hành cuộc mưu sát, Kinh Kha đã thốt lên lời ca ngợi bất ngờ về “bàn tay đẹp” của một người đẹp đang phục vụ cuộc chiêu đãi. Lập tức, bàn tay ấy được chặt đi, gói lại, làm quà tặng cho Kinh Kha. Kinh Kha vô cùng cảm kích Thái tử Đan về hành vi được y cho là cao cả và hết lòng của thái tử Đan đối với hắn, đối với quyết tâm trừ bạo chúa, mà đúng ra là cực kỳ vô nhân tính, để động viên hành vi liều mình của Kinh Kha. Câu chuyện được kết thúc bằng cảnh tượng thê thảm của Kinh Kha. Cuộc hành thích không thành công và Kha bị băm nát thây thành từng mảnh vụn, Tần Vương thì an toàn. Thái Tử Đan thì biến mất trong lịch sử không còn nghe nhắc tới, vì chẳng làm nên trò trống gì.

Kinh Kha tráng sĩ và chuyện nô dịch về tư duy

Trong cảnh dầu sôi lửa bỏng hôm nay lại đi nói chuyện tráng sĩ Kinh Kha của Tàu, thì e là “lạc điệu”. Nhưng không, câu chuyện nói lên tính tư duy lệ thuộc thể hiện qua văn hóa - chính trị của Việt Nam xưa và nay, có thể ít người để ý.
Hẳn là người Việt Nam có học, ai cũng biết chuyện tráng sĩ Kinh Kha đi hành thích Tần Thủy Hoàng dưới sự bảo trợ của thái tử Đan. Hình ảnh của Kinh Kha được văn học Trung Quốc xem là tấm gương điển hình cho ngàn đời sau.
Nhưng đấy là chuyện của Trung Quốc.
Điều đáng nói là Việt Nam, cả một dòng văn học qua các triều đại cũng đều ngợi ca Kinh Kha tráng sĩ, xem là một tấm gương để noi theo. Nếu không nhầm thì chưa có một ý kiến nào, dù một câu, để hoài nghi, xem xét Kinh Kha là một con người như thế nào. Một tráng sĩ tuyệt vời dũng cảm, quên thân mình vì nghĩa lớn, một thằng điên, một kẻ tham vọng, một tên ngông cuồng…?
Cũng cần thừa nhận rằng, Kinh Kha là một tay có dũng khí. Hắn nhận trách nhiệm đi hành thích một bạo chúa (Tần Thủy Hoàng) để tôn vinh một bạo chúa khác chưa lên ngôi (Thái Tử Đan) có tính tàn ác không kém gì tên bạo chúa kia.
Nhưng những kẻ ngợi ca cái dũng khí đó thì được hiểu như thế nào? Không phải đó là những xưng tụng của cá nhân, mà của cả một chuỗi dài văn học sử Việt Nam thể hiện qua giới học thức cung đình của các triều đại.
Không ai lạ gì với dòng lịch sử tàn ác của các triều đại của một đất nước gọi là Trung Hoa - Trung Quốc - Tàu - China. Một ông vua quở rằng ta chưa từng “nếm vị thịt người”, thế là một tay đầu bếp, tên Dịch Nha, lặng lẽ về “thịt” đứa con trai ba tuổi của mình, hôm sau “kính dâng” lên Chúa Công (1). Lã Hậu, vợ của Hán Vương (Lưu Bang) đã chặt hai tay, hai chân một vương phi, rồi nuôi nhốt trong chuồng heo, để trả thù vì ghen tuông. Một sứ thần của An Nam là Nguyễn Biểu sang đàm phán, được chiêu đãi một món ăn nguyên cái đầu người được luộc chín như cái đầu heo…
Trung Quốc hiện đại không có gì khác về truyền thống giết người man rợ, nhưng càng man rợ hơn, độc ác hơn, và quy mô hơn, kể từ thời Mao Trạch Đông đến nay, triền miên trong thanh trừng nội bộ, hay tàn sát dân lành, như chiến dịch tàn sát kéo dài hàng chục năm những người theo môn dưỡng sinh Pháp Luân Công để bán nội tạng tươi sống. Quá nhiều không thể kể hết.
Trở lại chuyện Kinh Kha.
Sao lại chặt cái bàn tay ấy đi? Không phải là bàn tay ăn cắp để chịu hình phạt theo truyền thống Hồi Giáo, và như thế đã là dã man lắm rồi. Kinh Kha sẽ làm gì với cái bàn tay bị chặt ấy? Sử viết rằng hắn vô cùng cảm kích. Đan vì sự nghiệp bá vương của mình mà tàn ác là một lẽ, miễn bàn ở đây. Còn Kha, một thằng khùng, một sát thủ chuyên nghiệp?
Với tư cách được mô tả là một trang nghĩa khí, lẽ ra, hắn nên rút trủy thủ mà kết liễu Đan thì mới đáng lưu danh trong sử sách chứ!
Không bức xúc chuyện của Tàu, nhưng thử hỏi sao Việt Nam ta, lại đi ca ngợi? Giới “hủ Nho” đồng nhịp hát: “Tráng sĩ hề, một đi không trở lại!. Hoặc xót xa: “Gió đìu hiu sông Dịch lạnh lùng ghê. Tráng sĩ một đi không trở về….
Đến như Nguyễn Bính, một nhà thơ trữ tình rất được yêu mến, cũng lấy Kinh Kha làm hình tượng, buông lời tán thán Kha: “Kinh Kha quán lạnh sầu ngưng chén. Ai kẻ dâng vàng, kẻ biếu tay! (Hành phương Nam).
Lịch sử không nói rõ, rằng người con gái kia tự nguyện chặt tay mình để biếu Kha, hay gia nhân của Đan đã đè ra mà chặt tay cô. Không ai có thể tin vào sự “tự nguyện” của người con gái ấy; đó chỉ là sự gán ghép đến kinh tởm.
Không thể kết án cho toàn dân Việt là có nền tảng tư duy nô lệ Tàu. Cũng không thể cho rằng cả nền văn hóa Việt lúc nào cũng nô lệ Tàu. Nhưng có từng thời kỳ, tư duy nô lệ của lãnh đạo người Việt là không thể chối cãi, không thể biện hộ, và dĩ nhiên nó mang “màu sắc” của mỗi thời đại. Đành rằng, có những giai đoạn tư duy của người Việt bùng lên mạnh mẽ trước sức ép của ngọai bang, nhưng sau đó có vẻ như anh tài đã cạn kiệt, đầu óc kế thừa mụ mị, như con cóc chết quay đầu về núi, lại quay về với tư duy nô lệ. Mỗi lần như thế Việt Nam có hàng loạt Kinh Kha tráng sĩ, thề sống chết với lập trường kiên định cho một lý tưởng, có thể gọi tên là “đại cục”, đại cục của Thái tử Đan, ngày nay là đại cục của Tập Cận Bình. Phải chăng, bản thân Kinh Kha tráng sĩ nhìn đại cục của Thái tử Đan qua bàn tay của người đẹp bị trương sình trong máu me, bởi các ảo ảnh Công Hầu Khanh Tướng, dưới cờ của Đan? Trung Quốc thì có quá nhiều Thái tử Đan, mà Việt Nam thì có những thời kỳ Kinh Kha nhiều như nấm. Điển hình là Việt Nam thời Cải Cách Ruộng Đất, bao nhiêu con người bị sát hại bởi tư duy “sáng tạo”, hay vì “đại cục” do Mao chủ trì? Ngày nay cũng có những Kinh Kha kiên định vì một “đại cục” có tên gọi khác, bằng ý thức hệ hoành tráng hơn? Có gì khắng khít hơn là 16 chữ vàng?
Trong mọi thứ nô dịch, có nô dịch về tư duy là tai họa thê thảm nhất. Tôi không có ý lạm bàn về chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa ấy ra đời có cái lý của nó. Nó phát triển và tiêu vong cũng có cái lý của nó. Mác đã trở thành Mác của Lênin khi sang đất Nga. Mác - Lênin trở thành Mác và Lê của Mao khi sang Trung Quốc…, và công khai không giấu giếm biến nó thành “màu sắc” của mình. Ấy là Trung Quốc.
Còn Việt Nam?
Cách đây khoảng 20 năm, một tiến sĩ ngành Hóa học – GS Chu Phạm Ngọc Sơn – đã có một ví von, qua câu chuyện tâm tình riêng, sau một đợt học tập về chủ nghĩa xã hội: “Có 5 thứ hóa chất bất kỳ đem trộn vào nhau, rồi dùng các biện pháp quay ly tâm dưới các loại nhiệt độ khác nhau. Kết quả, chúng lẫn lộn quay cuồng vào nhau, nhưng chất nào vẫn là chất ấy, chạy lòng vòng mà không kết dính để hình thành được một sản phẩm mới nào cả.
Hỗn hợp ấy gọi là Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Từ quan tới dân chưa ai hiểu nó là cái gì. Nó quanh co, lòng vòng và ú ớ vô nghĩa, tuy tốn rất nhiều xương máu. Tiếc thay, thế mà đã có biết bao nhiêu con người vô tình theo bóng “Kinh Kha” – không vì món quà bàn tay bị chặt – đã kiên định lập trường, chiến đấu cho nó, hy sinh hết đời cho nó.
Việt Nam có không một tinh thần tự mình dám bước lên phía trước? Bước trước với chính mình. Đó cũng nên là một nghi vấn lịch sử. Tư tưởng “theo đuôi” như là một hình thái phổ biến, và cuối cùng có những lúc không biết cái đuôi nào để bám theo.
Nguồn gốc phải chăng là do cái gen tư duy nô lệ của người Việt, hay do tư duy của giới cung đình, của giới “hủ nho”, nay là “hủ Mác” cai trị?
Chắc chắn có những người Việt Nam yêu nước sẽ phê phán: Bạn là ai, có phải là người Việt không, mà lại dám tự sỉ vả dân tộc mình?
Thưa, là người Việt, nhưng không sỉ vả. Chỉ là một câu hỏi mà thôi. K. Marx đã từng nói mỉa mai về nước Đức của ông: “Thần dân nước Phổ xứng đáng có một vua Phổ như vậy!”. Ít ra đó là một thời kỳ, mà dân tộc Đức đã từng có câu trả lời xác đáng, để biết họ là ai. Người Việt Nam sao không dám tự hỏi?
Tại sao cả dòng văn học Việt lại ca ngợi Kinh Kha? Cái dũng của Kha có tính chất gì? Bên trong cái dũng ấy là gì, có phải cái dũng của Dịch Nha? Cái chữ “trung” ấy có phản nhân tính hay không? Và đặc biệt, trí tuệ trong tư duy sáng tạo ở đâu? Trong bối cảnh quan hệ Việt - Trung, ai là Kinh Kha, ai là thái tử Đan trong gần 100 năm qua?
May thay, nhân vật Kinh Kha tráng sĩ, chưa phải là câu chuyện được truyền tụng phổ biến trong dân gian Việt Nam. Phải chăng vì tính triết lý vô lương và man rợ đảo điên của nhân vật giả nhân giả nghĩa này không được người dân ái mộ? Với Việt Nam, thà là một anh Lục Vân Tiên tỉnh lẻ, đui mù nhưng đa tình, có nhân tính. Kinh Kha không khác gì anh hùng “Lôi Phong” vào mà Mao đã dựng lên cho cả nước Trung Quốc học tập.
Lùi lại vào thời kỳ cuối triều Nguyễn, giới lãnh đạo triều đình đã từng bác bỏ tờ trình của sứ thần đi Tây du về, rằng đèn chúc ngọn mà sáng, xe hai bánh mà chạy được là chuyện không thể có trên đời. Vẫn một lòng hướng về Bắc quốc để “cùng nhau/lẫn nhau” (2), kẻ trước người sau cùng lạc hậu và rơi vào vòng nô lệ của phương Tây ngót 100 năm (Việt Nam), hay 150 năm (Trung Quốc). Ngày nay thì cũng “cùng nhau” có chung một “ý thức hệ”, mà Việt Nam thì mang màu sắc Kinh Kha tráng sĩ, còn đòn phép thì vẫn là của thái tử Đan, hay là Tập thái tử?
Bàn tay của một con người – dù trai hay gái, đẹp hay không – tượng trưng cho sinh mạng của bao con người, cho sinh mệnh của một đất nước, có đáng là một món quà tặng để ai đó làm “Kinh Kha tráng sĩ”?

“Kinh Kha” sẽ đi Mỹ

Trong chuyến Mỹ du sắp tới đây, không biết “Kinh Kha Việt Nam” có dám mang theo một con “trủy thủ” nào hay không! Bàn tay đẹp bị chặt lìa – mang màu sắc xã hội chủ nghĩa – có còn là nguồn động viên để tráng sĩ liều mình vượt sông Dịch (hay là Biển Đông) và mang theo một bửu bối – đúng ra là chiếc dao cùn – như tráng sĩ đã từng mang đến Cuba dạo nọ?

Sài Gòn 26-5-2015
H.Đ.N.

(1) Tề Hoàn Công ăn xong, hỏi: 
- Thịt gì mà ngon thế? 
Dịch Nha tâu: 
- Đó là thịt người. 
Tề Hoàn Công thất kinh, hỏi: 
- Nhà ngươi lấy ở đâu? 
Dịch Nha tâu: 
- Trộm nghĩ, đã trung với vua thì không kể gì tình nhà. Tôi có đứa con trai lên ba. Tôi đã làm thịt dâng cho Chúa Công nếm cho biết vị. 
Tề Hoàn Công cho rằng Dịch Nha có lòng trung nghĩa, nên từ đó có lòng yêu quí.
(2) “Cùng nhau”, “lẫn nhau là từ ngữ dùng trong các “Thông cáo chung” được ký kết giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Hồ Cẩm Đào, với Tập Cận Bình, nói lên tính thân ái và bình đẳng, cùng vai vế, lại chứa bên trong một sự bất cân xứng, trơ trẽn đến nổi gai ốc.


Tác giả gửi BVN.

Những bài viết khác

Một bài thơ viết từ SAIGON rất hay…giới trẻ cần quan tâm.


Quê Hương và 
Chủ Nghĩa
 
 
 


Nguyễn Quốc Chánh (Saigon)   

Chủ nghiã dạy em, thù hận hờn căm
Chủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngả
Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân
Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố

Chủ nghiã mù, rước voi dày mả Tổ
Chủ nghiã ngu, thờ đồ tể ngoại bang
Chủ nghiã bưng bô, xây dựng thiên đàng
Chủ nghiã lừa em, những con bò sữa
Chủ nghiã bất lương, ma cô nhà chứa
Chủ nghiã tú bà, dụ dỗ thơ ngây
Chủ nghiã cò mồi, vơ vét luôn tay

Chủ nghiã cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc
Chủ nghiã lưỡi câu, móc mồi dân tộc

Chủ nghiã bịp lừa, bánh vẽ tự do
Chủ nghiã cá ươn, tư tưởng vong nô
Chủ nghiã chết đi, Quê Hương vẫn sống
Ai nhân danh hạnh phúc
Thứ hạnh phúc ngục tù

Ai nhân danh dân chủ
Thứ dân chủ si ngu
Ai nhân danh chân lý
Thứ chân lý đui mù

Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam !
Sự thật đó có làm em đau nhói ?
Vẫn chập chờn lượn bay bầy quạ đói
Chồn cáo kia có rình rập trước sau

Ngẩng mặt cao và đừng sợ đớn đau
Đứng lên em bằng tâm hồn biển động.
Em đứng lên như đại dương dậy sóng
Tiếng sét thần tuổi trẻ nổ ầm vang

Những tượng hình, chủ nghiã, phải tiêu tan
Cây Dân-Chủ bừng lên ngàn sức sống,
Em bây giờ khôn lớn
Mắt rực lửa yêu thương,
Biết đâu là sự thật
Em tìm thấy con đường.
Tự-Do sẽ nở hoa
Trên quê hương khốn khó

Anh như con ngựa già
Vẫn cúi đầu kiên nhẫn
Đốt những đám cỏ khô
Dọn đường cho em đi làm lịch sử

Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh sinh năm 1958 ở Bạc Liêu, hiện sống tại Sài Gòn. Tác giả của nhiều tập thơ như Ðêm mặt trời mọc, Khí hậu đồ vật và Của căn cước ẩn dụ, và Ê, tao đây. Thơ của ông đã được nhiều tác giả dịch ra tiếng Anh. Trong bài phỏng vấn dành cho nhà văn Vi Ký, nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nhận xét về đảng Cộng Sản:

Ðảng Cộng sản thắng Tây và Mỹ bằng máu của dân tộc, bằng vũ khí của Nga và Tàu, rồi nộp “độc lập dân tộc” cho cộng sản Tàu và Nga. Ai chỉ ra tình trạng thế chấp và bán đứng đó đều bị cho là phản động. Kẻ phản động có thể gây tai họa cho Ðảng nhưng lại là phúc của dân.
Những ai vì Ðảng sẽ kết án kẻ phản động, còn những ai vì con người thì sẽ hoan hô kẻ phản động. Hãy nhớ câu nói lịch sử của ông Nguyễn Văn Thiệu:
“Ðừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.

(Gửi tuổi trẻ Việt Nam )

Em hãy ngồi xuống đây
Anh kể câu chuyện này
Trên cánh đồng cỏ cháy
Ngậm ngùi như khói bay


Con ngựa già một đời
Chưa thấy được ngày vui
Mắt mỏi mòn trông đợi
Những mầm cỏ xanh tươi.

Đã bao nhiêu năm rồi
Hướng nhìn về xa xôi
Tâm tư đau nhức nhối
Cuộc đời vẫn nổi trôi


Em nhìn về tương lai
Cố dấu tiếng thở dài
Mắt dường như ngấn lệ
Có phải vì khói cay?

Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghêng ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ.

Saturday 23 May 2015

Những bài viết khác của Hồn Trẻ 20

NGUYÊN NGHĨA
Nghĩ sao viết vậy (13)

Đọc thấy trên net có một vài người viết rằng "Đạo Luật Journey to Freedom Day (Ngày Hành Trình Đến Tự Do) gây chia rẽ cộng đồng người Việt tị nạn."

Trước đó, nhà nước Cộng Sản Việt Nam cũng kết tội rằng "(Đạo Luật Ngày Hành Trình Đến Tự Do) xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt Nam cũng như một bộ phận lớn của cộng đồng người Việt tại Canada".

Nói tóm tắt, Đạo Luật nói trên (khi chưa trở thành luật, có tên là Dự Luật S-219) bị kết tội... gây chia rẽ giữa người và người!


Tôi suy đi nghĩ lại, chợt nhận ra rằng: Đạo luật nào được ban hành cũng... gây chia rẽ cả! Chẳng hạn Hình Luật, dĩ nhiên gây chia rẽ giữa người lương thiện và kẻ bất lương! 

(Xin minh xác: Ở đây tôi không có ý ám chỉ ai bất lương cả).

Đạo luật nào được ban hành cũng... gây chia rẽ cả! Chẳng hạn Luật về sự vu khống và phỉ báng, dĩ nhiên gây chia rẽ giữa kẻ vu khống & phỉ báng và nạn nhân của kẻ đó!

(Trường hợp kẻ vu khống và phỉ báng bị tòa xử phải bồi thường 4 triệu rưỡi đô-la, thì chẳng những bản án ấy "gây chia rẽ" giữa kẻ vu khống & phỉ báng và nạn nhân của kẻ đó, mà còn khiến cho kẻ vu khống & phỉ báng thù nạn nhân cả đời, đâu phải chỉ gây chia rẽ không thôi!)

Sunday 17 May 2015

Những bài viết khác

Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc 
Kiểu Giả Cầy, 
40 Năm Là Quá Đủ


Nối từ YouTube

Wednesday 13 May 2015

Những tác phẩm khác

ANA YANG 
GAZILLION BUBBLE  SHOW
 

Nối từ: YouTube
(Lý Thừa Nghiệp chuyển)

Sunday 10 May 2015

Vài hình ảnh

Tổng trưởng Quốc Phòng Canada - ông Jason Kenney - phát biểu trong buổi lễ tưởng niệm 40 năm Quốc Hận được tổ chức tại Mississauga (Ontario) hôm 26-04-2015

Thiết nghĩ, mọi người nên nghe xem ông Jason Kenney nói hôm đó.
 

Thiết nghĩ, với những lời của ông Jason Kenny trong đọan video này, chắc cũng đủ để chúng ta hiểu tại sao rất đông đảo đồng bào Việt tị nạn tại Canada hỗ trợ cho Đạo Luật S-219 "Ngày Hành Trình Tới Tự Do" ("Journey to Freedom Day Act").




Nối từ: YouTube

Vài hình ảnh

Hoa anh đào ở High Park (Toronto)

Bài và ảnh: Đỗ Quân

click vào hình để phóng to
 
Nguồn: Tác giả gửi
(Thời Báo T7 May 9th 2015) 

Thursday 7 May 2015

Những bài viết khác

Chuyện đã qua, chuyện sắp tới
Đ.Q.


Bạn thân mến;

Ngày 30 tháng Tư năm nay có thể gọi là ngày Việt Nam ở thủ đô Canada. Mà cũng có thể, cả tuần lễ quanh ngày này là những ngày Việt Nam ở các địa phương có đông người Việt.

Có mặt ở Đồi Quốc hội, hay theo dõi những thông tin trên báo – Thời Báo chẳng hạn, bạn đã biết rằng gần một ngàn người Việt và ít nhất cũng từng đó cờ vàng đã tràn ngập khu vực này từ 9 giờ sáng.






Cờ vàng ngập Đồi Quốc-hội (ảnh Đ.Q.)


Nếu theo dõi các đồn đãi trên mạng, qua youtube, qua email chuyền cho nhau, chắc bạn đã biết trên Đồi Quốc hội hôm ấy có một sự tình cờ ngẫu nhiên.

Những người Việt ở Canada đến Parliament Hill hôm đó đã thấy lá đại kỳ trên đỉnh Tháp Hòa Bình chỉ được kéo lên nửa cột. Không ít người đã nghĩ rằng thủ tục này là để dành chia sẻ với nỗi đau của người Việt. Đây chỉ là một sự tình cờ, một trùng hợp ngẫu nhiên – nhưng lý thú. Việc treo cờ lưng chừng là để tưởng nhớ vị Chủ tịch Thượng viện Canada, Thượng nghị sĩ Pierre Claude Nolin, vừa qua đời.

Tuy nhiên, Ngày Hành trình đến Tự do lần đầu tiên ở Canada diễn ra được đúng vào thời khắc tưởng niệm 40 năm ngày quốc hận đã không phải là một sự tình cờ.

Đó là cả một quá trình của các nỗ lực, chuẩn bị, tranh đấu kiên quyết và bền bỉ của cả một cộng đồng.

Quá trình thảo luận và thông qua dự luật S-219 đầy những khó khăn và sự chống đối của nhà cầm quyền CSVN, và cả của một số chính trị gia đối lập dòng chính cùng vài người Việt ở Canada tự nhận là “đa số trong cộng đồng”. Chưa kể còn có cả một số người Việt cho rằng phải dùng chữ Quốc hận cho tên của đạo luật nên họ lên tiếng phản đối.

Có được ngày 30 tháng Tư vừa qua trên đồi Quốc hội, và trước đó, thành công của dự luật S-219 là kết quả của sự hội tụ tất cả những thuận lợi về thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Thiên thời, vì đây là năm bầu cử, địa lợi vì Canada là đất nước bao dung hào hiệp của những người tị nạn, và nhân hòa vì cộng đồng chúng ta có sự đoàn kết, kiên quyết và có những người bạn lớn trong giới chính trị dòng chính hiện đang là khối đa số ở Quốc hội.

Đạo luật Journey to Freedom không phải là điểm kết thúc của hành trình đến tự do của cộng đồng mà phải là khởi điểm, hay lạc quan hơn, một mốc điểm trên hành trình đến tự do của cả dân tộc.

Hãy áp dụng bài học rút ra từ đợt vận động này để thúc đẩy hành trình ấy.

Đ.Q.
(Góc Tòa Soạn/Thời Báo MTL 476 và T5 2219)

Nguồn: Tác giả gửi

Tuesday 5 May 2015

Những bài viết khác của Hồn Trẻ 20

Nguyên Nghĩa
Nghĩ sao viết vậy (12)


Hôm thứ Năm, 30 tháng 4/2015, buổi lễ tưởng niệm 40 năm Quốc Hận đã diễn ra trước tòa nhà Quốc Hội Canada ở thủ đô Ottawa, với hơn 1,000 đồng bào tham dự.

Nhìn thấy Quốc Hội Canada treo cờ rủ (half-mast) ngày hôm đó, rất nhiều đồng bào đã cảm thấy xúc động pha lẫn tự hào về tinh thần đấu tranh chống Cộng Sản. Đặc biệt là vì Luật S-219 "Ngày Hành Trình Đến Tự Do" vừa được ban hành hôm 23 tháng 4/2015.

Có sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì hôm đó là ngày tang lễ ông Pierre Claude Nolin, Chủ tịch Thượng viện Canada.

Cũng ngày hôm đó, 30 tháng 4/2015, lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Của Chủ Nghĩa Cộng Sản đã diễn ra ở mảnh đất ngay bên cạnh Tối Cao Pháp Viện Canada, chỉ cách Quốc Hội vài trăm thước.

Lại thêm một trùng hợp ngẫu nhiên: 30 tháng 4 là ngày sinh của ông Stephen Harper Thủ tướng Canada.

Rõ ràng là: Việc nào ra việc nấy! Sinh nhật của Thủ tướng nhưng Quốc Hội vẫn treo cờ rũ! Nói cách khác: Người dân có thể hát "Happy Birthday to you!" để mừng sinh nhật ông Stephen Harper, trong khi cùng ngày hôm đó tất cả các tòa nhà chính phủ đều phải treo cờ rũ để tiễn đưa ông Pierre Claude Nolin.

Nhưng với một số người Việt ở hải ngoại thì không hề rõ ràng việc nào ra việc nấy trong cách hành xử! 

30 tháng 4 rơi vào ngày thường, người đi làm kiếm tiền thì cứ đi làm nhưng người tổ chức show, ca sĩ đi hát kiếm tiền thì bị chửi rủa, bị biểu tình, không cần biết họ hát bài gì!

Dịp 30 tháng 4 mà tổ chức tiệc, dù là tiệc "Thank you Canada" để tỏ lòng biết ơn những ân nhân đã bảo lãnh người Việt tị nạn vào Canada, thì bị đánh phá là "Quốc Hận mà chúng tổ chức ăn chơi"!



© Photo by Nguyên Nghĩa

   

Monday 4 May 2015

Vài hình ảnh Quốc Kỳ VNCH tại Hội Nghị Á Phi tại Nam Dương

Chủ tịch nhà nước CSVN Trương Tấn Sang chụp hình với QUỐC KỲ VNCH TẠI HỘI NGHỊ Á PHI 2015

Hội Nghị Á Phi 2015 (Asian African Conference 2015) đánh dấu 60 năm thành lập đã được tổ chức ngày 24 tháng 4 năm 2015 tại Bandung, Indonesia (Nam Dương). 
Dịp này, ban tổ chức đã cho treo trong hội trường tất cả các lá quốc kỳ của các quốc gia từng tham gia Hội Nghị Á Phi. Trong số đó có quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa.

Chủ tịch nhà nước CSVN Trương Tấn Sang có mặt tại Hội Nghị này và dù không muốn cũng phải đứng chụp hình trước lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cùng với các nhà lãnh đạo & các trưởng phái đoàn từ các quốc gia khác đến dự Hội Nghị. 
Sau đó, báo chí, TV của CSVN khi đăng hình Trương Tấn Sang, đã kiểm duyệt, cắt bỏ phần bên phải của tấm hình có quốc kỳ VNCH.





















Một vài người nghĩ rằng những bức hình có quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa (cờ vàng ba sọc đỏ) này là hình "ngụy tạo", là "dùng Photoshop cho thêm vào", nhưng trên thực tế đây là những hình gốc, hình thật, được công bố trên trang web chính thức của Hội Nghị Á Phi 2015 (AACC2015).
Quí vị có thể  vào trang web nói trên để xem tận mắt:
http://www.aacc2015.id/?p=detberita&id=385

Nguồn: Website Hội Nghị Á Phi