Sunday 15 March 2015

Những bài viết khác

Bùi Viên Mỵ

Dân chủ mà. Phải cho người ta nói ngược chứ!

Được biết có một số người lên Net ồn ào phản đối Dự Luật S-219 "Journey to Freedom Day Act" (Dự Luật do Thượng nghị sĩ Canada Ngô Thanh Hải là người đề xướng).  Nói chung, họ lên án là Dự Luật "âm mưu xóa bỏ Ngày Quốc Hận 30 tháng 4" hoặc "làm mất ý nghĩa Ngày Quốc Hận 30 tháng 4".

Nhà văn Chu Tất Tiến thấy vậy, đành phải viết một bài rất dài, giải thích cặn kẽ như sau:

Nên nhớ : dự luật S-219 nếu được thông qua bởi Hạ Viện Canada, thì sẽ áp dụng chính thức trên toàn quốc Canada, cho người Canada, không phải cho người tị nạn Việt trên đất Canada! Nếu chỉ cho người Việt trên đất Canada thì cần gì phải đến Thượng Viện, Hạ Viện Canada thảo luận, biểu quyết và thông qua bằng Luật chính thức của Canada! Đến ngày 30-4, cộng đồng Việt cứ việc tổ chức mít tinh, chẳng cần ai chấp thuận, cứ treo biểu ngữ to thật to: TƯỞNG NIỆM NGÀY QUỐC HẬN 30-4! Ai nói gì đâu? Ai dám xóa bỏ chữ này đâu? Ai dám đến giật cái biểu ngữ này xuống? Ngay cả Thủ Tướng Canada cũng chẳng dám làm việc này, huống hồ một ông Thượng Nghị Sĩ Việt!

Tóm lại, nhóm chữ NGÀY QUỐC HẬN không hề bao giờ có trong tự điển Canada, cho nên dự luật S-219 không thể xóa bỏ được, vì không có, lấy chi mà xóa bỏ! Người ta nói: “xóa bàn cờ” đi làm lại, chỉ khi nào trên bàn cờ đã có quân, đã có chiến đấu, một bên thắng, một bên đã thua, chứ không ai nói “xóa bàn cờ” khi chẳng có quân nào trên cái miếng gỗ chỉ có mấy cái gạch chéo được! Nói “Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải âm mưu xóa bỏ ngày Quốc Hận” là nói theo kiểu Việt Cộng, chụp mũ này vào cái đầu kia, treo đầu dê mà bán thịt chó, lập lờ đánh lận con đen, lừa gạt dư luận.

Nhà văn Trường Sơn Lê Xuân Nhị thấy vậy cũng phải viết một bài nhanh gọn, sắc lẻm kiểu "Al Capone", nói thẳng thừng như sau:

Sau ngày 30-4-75, chữ Quốc Hận mới bắt đầu xuất hiện trong cộng đồng Việt Nam tị nạn Cộng Sản trên thế giới.

Điểm quan trọng ở đây, ngày Quốc Hận là một ý niệm nhắc tới một ngày đau thương, ngày chúng ta bị mất nước, nằm trong trái tim của mỗi một người Việt Nam tị nạn Cộng Sản. Quí vị nào văn hay chữ tốt, xin dịch cho tôi chữ Quốc Hận sang tiếng Mỹ hay tiếng Pháp nó là gì? Theo tôi, tôi có thể dịch ra “The mourning day of The South Republic of Vietnam.” Tiếng Pháp thì tôi không đủ khả năng, ai dịch được xin cho biết.

Tóm tắt lại, Quốc Hận là một danh từ tượng nghĩa, dùng để chỉ một ngày đau thương khi chúng ta bị mất nước. Và quan trọng hơn cả, chẳng có “Âm Mưu Quốc Hận” gì cả.

Ông ta (Ngô Thanh Hải) đệ trình dự luật “Ngày Tự Do” (Ghi chú: Chữ đúng là "Ngày Hành Trình Đến Tự Do - Journey to Freedom Day") không phải vì ông muốn xoá bỏ ngày Quốc Hận như lời tố cáo, bởi vì, như đã nói, Quốc Hận chỉ nằm trong trái tim chúng ta mà thôi. Không bao giờ ai có thể xoá bỏ niềm đau thương này trong linh hồn chúng ta được.

Nhưng tại sao một số người vẫn khư khư lên án là “Dự Luật S-219 âm mưu xóa bỏ Ngày Quốc Hận” hoặc làm mất ý nghĩa Ngày Quốc Hận”?

- Thì... dân chủ mà. Phải cho người ta nói ngược chứ! Họ có nói ngược thì người khác mới thấy cái ngang của họ!


-----
Nguồn: 
- Tác giả Bùi Viên Mỵ gửi
- Chu Tất Tiến: Vài Lời Công Bằng Cho TNS Ngô Thanh Hải
- Trường Sơn Lê Xuân Nhị: Quốc Hận Hay "Ngày Tự Do" (Ghi chú: Chữ đúng là Ngày Hành Trình Đến Tự Do - Journey to Freedom Day").

Saturday 14 March 2015

Thơ của các tác giả Hồn Trẻ 20

NGUYÊN NGHĨA
Đất Này Ta Để Dấu Đời Sau

































Nguồn: Tạp chí Tự Do (Toronto) tháng 5/1995

Friday 6 March 2015

Những bài viết khác

Bùi Viên Mỵ

Nhà Nông

Nông gia chẳng bỏ điện hoang
bao nhiêu ngai bệ dát vàng bấy nhiêu.

Bần Nông

Tóm sạch của địa chủ rồi
Bần Nông điện chủ tới hồi phú Nông.

Bùi Viên Mỵ

Nguồn: Tác giả gửi






















Ảnh: Nông Đức Mạnh, cựu Tổng-bí-thư Cộng Sản Việt Nam trên "ngai vàng" trong cung điện dát vàng. (Ảnh Net)

Wednesday 4 March 2015

Thơ của các tác giả Hồn Trẻ 20


THƯƠNG TỬ TÂM

Ngựa

lên cầu con ngựa lưỡi le
sầu đeo kéo nặng một xe lưng còng
đường dài ngựa nhịp long đong
đường xa mòn mỏi chưa chồn vó hăng.

Nguyệt hồ

hồ thu nước cạn
nguyệt biết đâu về
hoài nhân dẫn thủy
nguyệt nào bóng xưa?

Thương Tử Tâm

Nguồn: Tác giả gửi