Sunday, 31 December 2017
Tuesday, 26 December 2017
Những bài viết khác của Hồn Trẻ 20
BỆNH TƯỞNG
Nguyên Nghĩa
Tôi có biết một số người là Chủ tịch, Phó chủ tịch, Hội trưởng, Phó Hội trưởng, Trưởng nhóm... của một số Hội Ái Hữu, Hội Đồng Hương, Hội Cựu Học Sinh, Nhóm Đồng Nghiệp... Tuy những người đó không còn trẻ nữa nhưng còn khỏe và họ rất xông xáo.
Dĩ nhiên những người đó được hội viên trông cậy giao cho họ làm giùm mọi việc (để mình khỏi phải làm.) Nhưng khổ nỗi,
lâu dần những Chủ tịch, Phó chủ tịch, Hội trưởng, Phó Hội trưởng,
Trưởng nhóm... ấy tưởng lầm rằng họ có "power", có quyền lực thật sự
trong tay. Họ tưởng lầm rằng hễ họ nói thì mọi người phải nghe, hễ họ ra
quyết định thì mọi người phải tuân theo!
Người
Việt mình có tính hay cả nể. Bởi cả nể nên ít khi dám nói lời thật, sợ
mất lòng. Khi chẳng có ai phản đối thì bảo sao các Chủ tịch, Phó chủ
tịch, Hội trưởng, Phó hội trưởng, Trưởng nhóm... ấy không đinh ninh là
mình làm như thế đúng cách rồi, mình đi như thế đúng đường rồi, mình chủ
trương như thế hợp lệ hợp pháp rồi!
Giới nào cũng có người thông minh, người... ít thông minh. Tập thể nào mà lỡ có đa số người... ít thông minh thì có biểu quyết lấy số đông chăng nữa cũng chẳng hi vọng đi đến quyết định sáng suốt, mà nhiều phần, còn ngược lại!
Giới nào cũng có người thông minh, người... ít thông minh. Tập thể nào mà lỡ có đa số người... ít thông minh thì có biểu quyết lấy số đông chăng nữa cũng chẳng hi vọng đi đến quyết định sáng suốt, mà nhiều phần, còn ngược lại!
Nguyên Nghĩa
2 tháng 12/2017
Tuesday, 5 December 2017
Hồn Trẻ 20 và bạn hữu
Thơ NGÀN SAU
Hơi lạnh sang mùa quyện gió đông
GIÓ ĐÔNG
Hơi lạnh sang mùa quyện gió đông
Không gian ảm đạm thiếu mây hồng
Ấp ôm hình ảnh nơi quê mẹ
Mơ mộng chiều chiều chốn bến sông
Phiêu lãng người xưa xa mấy núi
Quạnh hiu cảnh cũ vắng tin chồng
Bờ lau dặm liễu buồn tê tái
Giọt lệ âm thầm mỏi mắt trông!
NGÀN SAU
Mơ mộng chiều chiều chốn bến sông
Phiêu lãng người xưa xa mấy núi
Quạnh hiu cảnh cũ vắng tin chồng
Bờ lau dặm liễu buồn tê tái
Giọt lệ âm thầm mỏi mắt trông!
NGÀN SAU
Monday, 4 December 2017
Hồn Trẻ 20 và bạn hữu
Thơ Họa
MỘNG
(Yết Hậu)
MỘNG
Sương
buồn canh cánh giọt sao rơi
Cuộc
lữ trần gian khuất nẻo rồi
Đã
tỏ… về… đi… là giấc mộng
Thôi!
Thôi!
THỰC
Trần
gian mưa lũ vẫn hoài rơi
Tan
tác bao trùm đất nước rồi
Sinh
tử đời người là có thực
ĐÔNG
Gió
lạnh đang về tuyết đã rơi
Hàng
cây trơ trụi, lá đâu rồi
Bốn
mùa luân chuyển trong trời đất
Thôi!
NGƯỜI
Thời
gian tàn phá kiếp con người
Cây
cỏ bên đường vẫn thắm tươi
Sinh
tử luân hồi là thực đó
Lui!
NS-Canada
Monday, 20 November 2017
Những bài viết khác của Hồn Trẻ 20
Nguyên Nghĩa
Nghĩ sao viết vậy (20)
Nếu bạn không ngay thẳng và thành thật, thì đừng mong dạy thế hệ kế tiếp ngay thẳng và thành thật!
Thế hệ kế tiếp đang nhìn vào bạn mà noi theo!
Monday, 9 October 2017
Những bài viết khác
Trần Gia Phụng,
người thấy được cọng rác, chê cả căn nhà
Ông Bút
Ông Bút
Thông thường một sử gia, một người chuyên tâm viết sử, ít ai đem lòng oán
hận cá nhân, đặt vào ngòi bút của mình. Bởi dòng mực theo đó không còn
trong sáng, khách quan, không còn giá trị, xứng đáng cho thế hệ mai sau
học hỏi.
Trước 1975 ông Trần Gia Phụng, (TGP) dạy môn Sử Địa, trường trung học Phan
Chu Trinh, Đà Nẵng. Sau đó ông chú tâm viết sử, một địch thủ sâu sắc dài
lâu của ông TGP là: Dòng tộc, gia đình cố TT Ngô Đình Diệm.
Đất
Quảng Nam, nói về tôn giáo, phần đông theo đạo Phật, đạo Thờ Cúng Ông Bà,
còn gọi Đạo Lương, Đạo Cao Đài. Đạo Công Giáo có tỷ lệ nhỏ hơn.
Nói
về đảng phái chính trị, người dân theo đảng: Việt Nam Quốc Dân Đảng, hoặc
Đại Việt, Cần Lao Nhân Vị tỷ lệ thấp hơn.
Gia đình tôi, kẻ viết bài này, cũng ở trong
đa số đó, về tôn giáo và đảng phái, 1954, ông Ngô Đình Diệm chấp chánh làm
thủ tướng, dòng họ nhà tôi hai bên nội ngoại, đều đi tù tại lao xá Hội An,
địa điểm cũ phía bên trái Chùa Phật Học. Cha và bác tôi ở tù từ 1956 -
1959, hai người cậu ruột của tôi ở tù từ 1956 - 1958. Tất cả vì “tội” Việt
Nam Quốc Dân Đảng.
Năm 15 tuổi, tôi gia nhập Thiếu Niên Việt
Nam Quốc Dân Đảng, năm 17 tuổi kết nạp chính thức vào đảng, qua học lịch
sử đảng, tôi nêu câu hỏi:
“1954, Ông Ngô Đình Diệm mới về
nước, ông ta chưa kịp đưa ra đường lối, hoặc một chính sách nào rõ rệt. Vì
sao đảng ly khai, 143 đảng viên mang 143 khẩu súng, lên núi thượng lập căn
cứ?”
Những
người hướng dẫn học tập, chỉ nói chung chung: “Vì ông Diệm độc tài, không
cho VNQĐD và đảng khác hoạt động,” tôi hỏi tiếp:
Vậy tại sao năm 1957 ông NĐD mời người của VNQĐD ra làm tỉnh trưởng, tỉnh
Quảng Nam, đó là Thiếu Tá Nguyễn Đình Thiệp? Câu này không ai trả lời, tôi
mang câu hỏi đi dài qua mấy thập niên...
1996,
gia đình tôi định cư tại Hoa Kỳ, chẳng hiểu do đâu ông Đại Úy Thiết Giáp
Phạm Văn Bảng biết tin và ghé thăm. Đây là vị khách đầu tiên của gia đình
tôi trên đất mới. Anh Bảng cho biết anh từng đảng viên VNQĐD, và nói: Ở
gần đây có nhiều đảng viên, như cụ Phan Vỹ, cụ Phan Ngô... Một tuần sau cụ
Phan Vỹ, ông Dương Gia, quận ủy Quế Sơn, ông Trịnh Công Vinh, thị bộ Hội
An, đến thăm. Sau tuần trà nước quý ông hỏi: Chú mầy qua đây rồi, có định
sinh hoạt tiếp chứ? Tôi hỏi quý anh qua trước, sinh hoạt đảng, trung ương
có kiểm
điểm
gì chưa? Quý ông hỏi lại: (có phần gay gắt) Lỗi gì mà phải kiểm điểm? Tôi
đem câu hỏi thời tuổi đôi mươi lặp lại!
“TT NĐD lỗi gì, khiến đảng ly khai, lập căn
cứ địa chống chính phủ?”
(Cùng
thời điểm, đảng Đại Việt cũng ly khai, với chiến khu Ba Lòng, Quảng Trị).
Không ai trả lời, tôi nói: “Cho phép tôi
được tự trả lời:
Đảng ly khai, chống ông Diệm, vì ông ta không phải là người của Việt Quốc,
như vậy đảng tranh đấu không phải cho quyền lợi dân tộc và tổ quốc, đảng
tranh đấu vì quyền lợi của đảng, đảng nào cũng có tôn chỉ như nhau, bỏ
chính phủ và quân đội chiến đấu trong cô đơn. Đó là một trong ngàn lý do
chúng ta chiến bại, hay ngược lại chúng ta vô tình, góp cho quân thù thành
tựu ngày 30/4/1975!
Ngày
xưa chưa trưởng thành, quý vị khiến sao nghe vậy, tôi không hối tiếc tháng
ngày thanh xuân, và ví nó như hôm nay, mới đến Mỹ, xe chưa có, bằng lái
chưa có, ai chở đi đâu cũng mặc, đúng sai khó biết, nhưng một khi đã có,
tôi sẽ biết đường nào đúng, sai. Nếu sai mà không biết mình sai, tôi sẽ
không cùng hành trình nữa. Tóm lại tôi không bỏ, không phản đảng, đảng
tịch mãi mãi VNQĐD, song không đứng trong hàng ngũ nữa, tôi sẽ hòa cùng
Đồng Hương trong công cuộc tranh đấu này...
Sự kiện
khác: Quê tôi thuộc quận Quế Sơn, Quảng Nam, quận nằm phía đông Trường
Sơn, địa thế cheo leo nghèo khó, nơi thâm sơn cùng thẳm. Năm 1960 ông nội
tôi làm Chùa cho dân tu (ông tôi không theo đạo Phật). 1962 khánh thành,
lễ khánh thành rất lớn, Khuông Hội PG ngoài Huế, tỉnh hội Hội An, và ông
Quận Trưởng Nguyễn Lê Thọ (ông Thọ đạo Công Giáo) cùng về tham dự lễ. Mới
sáu, bảy tuổi đầu, nhưng đây là sự kiện lớn của quê hương, nhất là vùng
quê nghèo khó, nên không thể nào quên. Thế nhưng lớn lên một tí đi đâu, và
bất kể trang sách nào cũng đều nói: “Ông Diệm đàn áp Phật Giáo.”
Thiết tưởng tôn giáo nào, cũng khuyến dạy con người ăn nói
ngay lành, để tránh nghiệp chướng, vu oan giá họa cho kẻ khác, người
thường tình cũng không thể làm, chưa nói tới chân tu. Do đó theo tôi, ngày
nay ai nói “ông Diệm đàn áp phật Giáo” một là kẻ đó quá ngu xuẩn, chỉ biết
tin sách vở, tài liệu, không đem trí não phân tích, phán xét, hoặc kẻ đó
lương tâm bất thiện.
Kể từ nền Quân Chủ cáo chung tới nay, chưa có ai thương dân, yêu nước chí
thành bằng ông Ngô Đình Diệm, chưa ai kiến tạo một xã hội đạo đức và nề
nếp được như ông.
Một gia
đình bị suy sụp vật chất, nhưng khéo gìn giữ gia phong, cũng có ngày chấn
hưng thịnh vượng, sung túc. Nhưng suy đồi đạo đức, gia đình đó kể như vất
đi. Quốc gia là gia đình rộng lớn, hãy nhìn về đất nước hiện nay, sau 37
năm không tiếng súng, nền giáo dục luợm thượm, đạo đức phá sản, một ngày
với hàng chục án hiếp dâm, cha hiếp dâm con, ông ngoại, ông nội hiếp dâm
cháu! Còn vô vàn điều kinh tởm khác...
Tôi sùng kính ông Ngô Đình Diệm, vì ông yêu nước chân thành, không là tu
sĩ, nhưng sống đời đạo hạnh khắc kỹ. Không TU nhưng ông đã HÀNH đạo từng
ngày, từng giờ trong cuộc sống, tất nhiên ông cũng phạm “sai lầm, sai lầm”
quá lớn:
Lương tâm
kẻ tu hành, lại dấn thân vào sự nghiệp chính trị! Ông không thể là đối thủ
của loài lang sói hung hiểm, ông đem lòng chân nhân, quân tử đãi ngộ kẻ
tiểu nhân, đây là những sai lầm căn bản.
Ông Trần Gia Phụng viết gì?
Phần mở đầu bài này, tôi viết ông TGP không
chỉ thâm thù với cá nhân TT NĐD, còn thâm thù với cả dòng tộc Ngô Đình,
dẫn chứng:
Trong
bài bút ký đầu xuân, ông TGP viết cho một đặc san, xuất bản năm 2003, tựa
đề “Đi tìm Ngũ Phụng” bài này được đăng phần đầu tiên của đặc san, từ
trang 9 tới trang 25, trong này trang 16 và 17, trích nguyên văn:
“Mùa
xuân năm 1963, tôi nghe một chuyện như sau tại Đà Nẵng. Số là ngày tết Quý
Mão tôi theo phụ thân tôi đến thăm một người bạn của ông. Khi đến nơi tại
đó có sẵn một vị khách đã già. Chủ nhà giới thiệu đây là một nhà chiêm
tinh, ở xa đến, ghé thăm dịp đầu năm. Lúc đó tôi đang học đại học nên có
đủ trí không để nghe chuyện. Ông khách chiêm tinh gia đang nói chuyện về
ngôi mộ của ông Ngô Đình Khả ở Phủ Cam Huế, ông cho biết trong mùa đông
vừa qua (cuối 1962) sét đánh trúng ngôi mộ của ông Ngô Đình Khả. Không
biết gia đình “Ngô tổng thống” năm nay (1963) có bị gì không? Thế rồi ông
chiêm tinh gia, kể về ngôi mộ thiên táng của thân sinh ông Ngô Đình Khả,
tức ông nội TT Diệm, theo ông thầy bói này thân sinh ông Khả ở làng Lệ
Thủy (Quảng Bình) làm nghề “mõ” rất nghèo. Những ai lớn tuổi từng sống ở
làng quê Việt Nam, đều biết rằng trong làng “mõ” là người đi rao tin tức
trong làng, những mệnh lệnh của lý trưởng, ban điều hành làng, khi đi rao,
người nầy dùng cái “mõ” gõ cốc cốc cốc, để gây sự chú ý của dân làng, và
dân làng gọi một cách bình dân và rẻ rúng “thằng mõ”. Ngày trước dân làng,
người ta rất xem thường “thằng mõ”.
Riêng
ông “mõ” làng Lệ Thủy, phụ thân của ông Ngô Đình Khả qua đời, gia đình
nghèo qúa, không có tiền chôn. Vị linh mục ở nhà thờ đó, hình như linh mục
Nguyễn Văn Thơ (sau vào Đà Nẵng chết chôn ở khu “mả Tây” Đà Nẵng, tức khu
vực trường Nữ Hồng Đức sau nầy) đã cho hai người phu dùng chiếu cuốn xác
ông “mõ” đem đi chôn. Lúc đó trời đã xế chiều nên khi vào rừng hai người
nầy sợ cọp, để xác lại bên một gốc cây, rồi bỏ về. Hôm sau trở lui, hai
ông định đào lỗ chôn người qúa cố, nhưng thấy mối đã đùn phủ đầy xác ông
“mõ”, trở thành ngôi mộ thiên táng. Người ta cho rằng nhờ đó mà dòng họ
Ngô bộc phát. Con của ông “mõ” là ông Ngô Đình Khả, bơ vơ vì mất cha, được
linh mục Thơ và nhà thờ nuôi cho ăn học, sau này làm lớn trong triều đình
Huế. Rồi đến các ông Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, con ông Ngô Đình Khả.
Ông Khôi có một thời làm tổng đốc Quảng Nam, còn ông Diệm làm tổng thống
VNCH từ 1955 - 1963.
Tôi nghĩ rằng câu chuyện do ông thầy bói,
kể trong mùa xuân năm đó chỉ là truyền thuyết hoang đường về phong thủy mà
thôi”- hết trích.
Thủ
đoạn của ông Phụng khá tinh vi, xuyên tạc, suy bỉ dòng họ người ta đã đời,
cuối cùng kết luận “chuyện hoang đường”? Với khả năng người viết văn
xoàng, cỡ ba xu thì tạm chấp nhận được, còn ông Phụng, người chuyên dạy sử
và viết sử, cũng tệ đến thế ru? Ông viết chuyện hoang đường, rồi xử trí
thế nào chứ? “Truyền thuyết phong thủy hoang đường” còn ông nội của TT NĐD
nghèo đến nỗi sống vô gia cư, thác vô địa táng, đâu có hoang đường, phải
không thầy dạy sử, sử gia Trần Gia Phụng?
Dụng ý
gì, TGP tự mình đem chôn LM Nguyễn Văn Thơ tại “khu nghĩa địa mả Tây” ông
muốn kết tội “cha đạo theo giặc Pháp chứ gì”?
Tiếc thay ông Phụng sinh ra, lớn lên tại Đà Nẵng,
lại là người dạy sử, viết sử, lại đi viết sai bét về một sự kiện chính tại
quê nhà. Ông Phụng nên nhớ rằng: Không
hề có bất cứ một Linh mục nào đã chôn tại nghĩa địa “mả Tây”, Đà Nẵng.
Người Viết văn, viết sử cần có tính cẩn
trọng, là phải tìm bỏ bớt những phi lý, những mâu thuẫn trong câu chuyện,
hầu thuyết phục người đọc, ông nghĩ sao: Cũng LM Thơ, khi ông mõ chết, LM
không có nổi chiếc quan tài, phải bó chiếu chôn ông mõ, nhưng lại nuôi con
ông Mõ, là ông Ngô Đình Khả học thành tài? Tiền một quan tài, và tiền nuôi
ăn học, món tiền nào lớn hơn? Nên nhớ ở làng quê Việt Nam, không có ai
kinh doanh hàm (quan tài). Khi có người qua đời, con cháu không lo nổi,
xóm làng vác cưa vào rừng xẻ gỗ, chẳng phải xin xỏ ai. Chưa có xứ nào bó
chiếu chôn, ngoại trừ Quảng Bình, như giáo sư, sử gia TGP nói!?
Nghĩa
tử là nghĩa tận, đạo lý, nghĩa tình đồng bào để đâu?
Cả xứ
đạo của LM Thơ đều nghèo mạt đến thế sao? Nghèo bạc tiền, nghèo cả đạo đức
sao?
Nghèo,
cha chết bơ vơ, biết chí thú ăn học thành tài, trở thành ông quan đại thần
nhà Nguyễn, với tiết tháo và đạo đức sáng ngời, qua câu ca dao truyền đời:
“Đày vua không Khả, đào mả không Bài”. Đâu có phải nghèo, mà ngu dốt, vô
hạnh như bè lũ Việt gian Cộng Sản ngày nay.
Mới đây trên Đàn Chim Việt, với bài 23/10
Ngày trưng cầu dân ý.
Ông Trần Gia Phụng, đã cố tình lãng quên
thời đại khắc nghiệt và hoàn cảnh lịch sử nước nhà, vào thời điểm trưng
cầu dân ý. Ông Phụng nêu 2 điểm trong phần kết luận.
Phần 1
“Quốc
trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm... nghĩa là một hình thức độc diễn”.
Đại ý
tác giả, cho rằng ông Diệm đã tiếm ngôi. Tôi nghĩ trong tình thế này muốn
cứu nước, cứu dân, không riêng ông Diệm, bất cứ ai cũng đành lòng hành
động như thế, bởi quốc trưởng Việt Nam, nhưng thường trú Paris Pháp quốc!
Làm sao thỉnh quốc trưởng về được, 100% ông không về. Nếu có tham gia ứng
cử, Bảo Đại sẽ thua nhiều người khác nữa, đâu chỉ thua mỗi ông Diệm.
Phần 2
“Kết quả trưng cầu dân ý là... và quyết
định chức danh quốc trưởng.”
Ông
Diệm về nước ngân khố rỗng không, quân đội còn trong tay Pháp, Chợ Lớn của
Bảy Viễn, là động đĩ, là sòng bài, hang ổ hút xách, đảng phái vùng lên
chống lại khắp nơi nơi, đồng bào Miền Bắc ùn ùn di cư cả triệu người. Liệu
rĩ rã, tà tà tiến theo từng công đoạn hợp hiến, hợp pháp như ông Phụng đòi
hỏi, có thực hiện được không? Giả sử theo tiến trình mang tính hình thức,
che mắt người dân, để lên làm Tổng Thống khỏi ai dị nghị, ông Nhu, ông
Diệm chắc thừa sức nghĩ đến, song trách nhiệm với tình thế đất nước hiện
tại, điều quan trọng và cần thiết hơn.
Ông Ngô Đình Diệm, có giá trị và sự hiện
hữu không chỉ từ 1954 - 1963, mà cả sau khi ông bị sát hại 1963 - 1967 đất
nước vô chủ, quân vô phèng, đã nói lên cái giá trị đó. Sự kiện này quả rất
ngạc nhiên, đối với chủ nhân ông bỏ tiền thuê mướn, chi phí đảo chánh.
Ông Ngô
Đình Diệm, đã chết và đã làm người sống phải sợ hãi, vì từ 1963, đến hiện
nay chưa ai dám công khai mở miệng nói: “Tôi giết ông Diệm”, đa phần chỉ
úp úp, mở mở “Ai hiểu sao cũng được”. Thậm chí cấp chỉ huy giết đàn em
Thiếu Tá Nhung, để bịt đầu mối. Vậy ông Ngô Đình Diệm xứng đáng tiêu biểu:
CHÍNH
NGHĨA QUỐC GIA DÂN TỘC.
Ai đã sát hại ông, chính là kẻ hèn và TỘI ĐỒ CỦA DÂN TỘC
Giả sử
người Mỹ chấp nhận giải pháp của TT Ngô Đình Diệm: Không đổ quân vào Miền
Nam Việt Nam, họ đã tiết kiệm ít nhất năm chục ngàn sinh mạng của binh sĩ.
Nhưng không, họ đã quyết tâm giết bằng được ba anh em ông Diệm, ông Nhu,
ông Cẩn, để đánh đổi một cái giá vô cùng đắt, cuối cùng mang về xứ “một
hội chứng Việt Nam” thê thảm.
Với một bài toán này thôi, chúng ta thấy
được sức mạnh phi thường của:
CHÍNH
NGHĨA QUỐC GIA DÂN TỘC
Người
Việt có câu: “Khôn không qua lẽ, khỏe chẳng qua lời”, ông Trần Gia Phụng,
dù có tài ba đến đâu cũng sai lệch. Khi nhìn thấy chỉ một cọng rác, đi
đánh giá toàn bộ một căn nhà, với lời lẽ đôi khi hằn học: có lúc viết
trổng Ngô Đình Diệm, đôi khi Diệm, có chổ đóng ngoặc kép chữ “Ngô Tổng
Thống”. Có thể ông và hàng triệu người không thích ông NĐD, nhưng ông vẫn
là TT VNCH.
- Tôi
học trò Trần Quý Cáp Hội An, có những bạn thân học trò của ông Phụng,
trường Phan Chu Trinh. Tôi biết vị trí đứa học trò, song trong lòng tôi
không thể trọng nể ông được, vì quá nhiều lần ông viết sai lệch, tìm mọi
cách xuyên tạc cố TT Ngô Đình Diệm.
- Là
quân nhân, chỉ cần một anh Trung Sĩ, tôi phải trọng họ, vì tôi Hạ Sĩ Nhất,
song với Đại Tướng Dương Văn Minh, tôi khinh bỉ tận cùng.
Tháng
Mười Một, lễ Tưởng Niệm qua rồi. Nay lòng thành kính, ngưỡng mộ dâng lên
nhà chí sĩ ái quốc Ngô Đình Diệm, cùng anh linh, tử sĩ Quân Dân Cán Chính
VNCH nén nhang tri mộ.
Hoài cảm, tháng 11
Chín năm tàn mộng hưng nước Việt
Nghìn thu ôm ấp chí tự cường
“cách mạng” (1) đem về những tang thương
Đọc trang sử cũ tuôn dòng lệ
Chạnh nhớ người xưa lụy nước non
Ngày mai ví thử quê mẹ còn
Ta về đắp tượng người trung liệt
hai hàng Tần Cối, quỳ hai bên (2)
Ông Bút
----------------------------------------
1/ “cách mạng” Hồ Chí Minh, Dương Văn Minh tự xưng “cách mạng”
2/ Tần
Cối: Thích Trí Quang, Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính...
--------------------------------------
Tiểu Sử Trần Gia Phụng
Hình bên: giáo sư Sử TRẦN GIA PHỤNG.
- Nguyên quán: Tỉnh Quảng Nam
- Tốt nghiệp Ban Sử Điạ Đại Học Sư Phạm Huế năm 1965
- Tốt nghiệp cử nhân Giáo Khoa Sử Học Đại Học Văn Khoa Huế năm 1965
- Trước năm 1975: Giáo sư trường Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng và giảng viên Viện Đại Học Cộng Đồng Đà Nẵng năm 1974.
- 1975 - 1995: Nghỉ dạy, sinh sống tại Đà Nẵng và Sài Gòn.
- 1995 đến nay: Định cư tại Toronto, Gia Nã Đại.
- Nguyên quán: Tỉnh Quảng Nam
- Tốt nghiệp Ban Sử Điạ Đại Học Sư Phạm Huế năm 1965
- Tốt nghiệp cử nhân Giáo Khoa Sử Học Đại Học Văn Khoa Huế năm 1965
- Trước năm 1975: Giáo sư trường Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng và giảng viên Viện Đại Học Cộng Đồng Đà Nẵng năm 1974.
- 1975 - 1995: Nghỉ dạy, sinh sống tại Đà Nẵng và Sài Gòn.
- 1995 đến nay: Định cư tại Toronto, Gia Nã Đại.
Nguồn:
Tuesday, 3 October 2017
Thơ của các tác giả Hồn Trẻ 20
thơ Bùi Viên Mỵ
bỏ qua
bạn tôi chín bỏ làm mười
tôi nghe. chín bỏ làm mười một luôn!
ngày bạn bị gạt sạch trơn
bạn than tiếc của, sanh buồn, bệnh luôn...
Bùi Viên Mỵ
9-2017
bỏ qua
bạn tôi chín bỏ làm mười
tôi nghe. chín bỏ làm mười một luôn!
ngày bạn bị gạt sạch trơn
bạn than tiếc của, sanh buồn, bệnh luôn...
Bùi Viên Mỵ
9-2017
Hồn Trẻ 20 và bạn hữu
NGUYỄN TUẤN KHANH
Nhà thơ, nhà báo Phạm Văn Hạnh
Lời tác giả: Cái đám Hội Nhà Văn này nói hoài không hết chuyện, sách in rồi bị họ thu hồi là chuyện thường. Mới đây chủ tịch HNV Hữu Thỉnh mời nhà văn Phan Nhật Nam về nước nhưng bị ông từ chối thẳng thừng.
Ảnh trên: Phạm Văn Hạnh
Vậy vì sao Mối chúa bị đình chỉ phát hành?
Để kết thúc, nói thật là tôi vẫn chỉ có một thắc mắc: vì sao tác giả lại đặt tên tác phẩm là Mối chúa? Và con "mối chúa" ấy là con nào nhỉ?
Nhà thơ, nhà báo Phạm Văn Hạnh
Lời tác giả: Cái đám Hội Nhà Văn này nói hoài không hết chuyện, sách in rồi bị họ thu hồi là chuyện thường. Mới đây chủ tịch HNV Hữu Thỉnh mời nhà văn Phan Nhật Nam về nước nhưng bị ông từ chối thẳng thừng.
Hồi học đệ nhị được nghe qua nhà thơ Phạm Văn Hạnh tức Thê Húc là 1 trong hai người khởi xướng nhóm Xuân Thu Nhã Tập vào năm 1939 gồm Đoàn Phú Tứ và Phạm Văn Hạnh, sau này có thêm Nguyễn Xuân Sanh lúc đó mới 19 tuổi gia nhập. Năm 1997 tôi có mua được cuốn "Thơ mới 1932-1945: tác giả & tác phẩm" của Lại Nguyên Ân do nhà xuất bản Hội Nhà Văn Việt Nam xuất bản nhưng tiểu sử Phạm Văn Hạnh in sai, tôi có viết thư về cho Hội Nhà Văn và Nguyễn Xuân Sanh để họ sửa lại cho chính xác nhưng đến bây giờ vẫn vẫn như rứa.
Ảnh trên: Nguyễn Tuấn Khanh, tác giả "Bước Đường Của Cải Lương"
Năm ngoái có em sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Văn Khoa cũ) cần viết về nhóm Xuân Thu Nhã Tập và thầy của em biết tôi có tài liệu về PVH nên xin cho em, thấy vậy, tôi viết lại tiểu sử của PVH và scan cuốn Bài Hát Tỳ Bà phổ biến trên mạng cho mọi người xem. Sau đây là tiểu sử của PVH do Nguyễn Xuân Sanh cho sai nhưng không dám điều chỉnh vì sợ... mang tiếng là người cùng nhóm mà không biết tin:
Còn đây là bài viết của tôi:
(1913-1987)
Bài liên quan:
Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017
Tác phẩm bị đình bản Mối Chúa và "hiện thực đen tối"
Trần Hồng Phong
Chuyện một tác phẩm văn học sau khi đã phát hành bị cấm, bị thu hồi là chuyện không phải là quá đặc biệt. Tại Việt Nam cũng đã từng có nhiều trường hợp như vậy. Và mới đây nhất là trường hợp của tác phẩm văn học có tên là "Mối chúa", tác giả Đăng Khấu (tên thật Tạ Viết Đăng), do Nhà xuất bản Hội nhà văn liên kết với Công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam xuất bản. Chuyện gì đã xảy ra và vì sao?
Bìa tác phẩm Mối chúa đã phát hành nhưng nay bị "đình chỉ để thẩm định nội dung, có ý kiến của cơ quan chủ quản"
Sau khi sách đã phát hành và nộp lưu chiểu, ngày 13/9/2017, Cục xuất bản, in và phát hành (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) đã có công văn số 914/CXBIPH-QLXB gửi Nhà xuất bản Hội nhà văn, yêu cầu "Đình chỉ phát hành cuốn sách "Mối chúa" để thẩm định nội dung, có ý kiến của cơ quan chủ quản".
Công văn 914. Nguồn: facebook Đỗ Trung Quân
Vậy vì sao Mối chúa bị đình chỉ phát hành?
Chúng ta biết rằng mối là một giống côn trùng độc hại đáng ghét, chuyên phá hoại những thành quả tốt đẹp của con người. Khi con người tốn bao công sức làm nhà, làm giường, tủ, ... thì bọn mối âm thầm ngày đêm đục khoét, ăn gỗ từ bên trong. Chỉ một thời gian ngắn, những ngôi nhà, vật dụng quý giá có thể bị hư hỏng, thậm chí cả căn nhà có thể bị sụp đổ vì mối.
Mối thường sống theo từng bầy có khi lên tới hàng vạn, hàng triệu con. Trong mỗi hang mối luôn có một con mốichúa, có thể xem như một ông vua. Con mối chúa này hàng ngày nằm ềnh ra để đám mối thợ, mối lính đem thức ăn về nuôi béo, phát phì mà không làm gì cả. Muốn diệt một hang mối độc hại, cách tốt nhất là diệt ngay con mốichúa.
Nói một cách tóm gọn, giống mối và mối chúa cần bị diệt trừ vĩnh viễn trên trái đất này. Vì đây là một giống có hại, không có gì hay ho, tốt đẹp cho con người.
Vậy tại sao tác phẩm lại có tên là Mối chúa và điều đó ám chỉ điều gì? Để biết rõ vấn đề này, chúng ta hãy cùng điểm qua nội dung nêu tại công văn số 914/CXBIPH-QLXB, và thấy như sau:
Qua kiểm tra của Cục xuất bản, in và phát hành cho thấy như sau (nguyên văn):
- Nội dung tác phẩm phản ánh những vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Tác giả đã vạch trần những bất công, tiêu cực trong xã hội.
- Tuy nhiên, các nhân vật trong tác phẩm từ thấp đến cao đều đen tối, vô vọng, đau đớn.
- Qua lời kể của các nhân vật, hiện lên những thế lực hắc ám, một xã hội hầu như được chỉ huy bởi những kẻ ngu dốt, tham lam, thủ đoạn. Toàn bộ hệ thống bộ máy chính quyền bộ lộ sự tàn nhẫn, vô đạo, đàn áp nông dân, giết hại lẫn nhau, giết người chống đối chỉ vì tiền.
- Một số chi tiết được mô tả có phần giễu nhại sâu cay, miêu tả tiêu cực có phần tô đậm và có tính khái quát khiến hiện thực trở nên đen tối, u ám.
- Các trang viết về chính quyền chính quyền cưỡng chế nông dân trong việc thực hiện các dự án được miêu tả một cách cường điệu, coi như hai lực lượng thù địch, chính quyền đàn áp như một trận đánh được chuẩn bị kỹ lưỡng từ vũ khí đến lực lượng bí mật.
Do tác phẩm đã bị đình chỉ xuất bản, nên có lẽ mọi người, trong đó có tôi, khó có cơ hội thẩm định đánh giá ý kiến của Cục như trên là đúng hay sai. Tuy nhiên nếu đúng nội dung như vậy, thì theo tôi nghĩ tác phẩm bị cấm là đúng rồi. Dễ hiểu mà.
Vì nói chung chúng ta đang sống trong một xã hội tốt đẹp, chưa bao giờ được như hiện nay. Còn về con người hả, hầu như toàn bộ cán bộ lãnh đạo cấp cao trong xã hội đều là người có bằng cấp cao, nhiều vị là tiến sỹ, giáo sư - nên không thể khái quát là "ngu dốt, tham lam, thủ đoạn" như trong Mối chúa được.
Còn những chuyện như nêu trong sách, tuy có thể là dựa vào một vài sự kiện có thật (như vụ Tiên Lãng (Hải Phòng), Đồng Tâm (Hà Nội) ...vv), nhưng cũng chỉ là rất cá biệt, mà đã giải quyết tốt đẹp. Qua báo chí, chính quyền khẳng định làm đúng pháp luật, tôn trọng người dân, có kết luận thanh tra rõ ràng ... Nên không thể nói khái quát chính quyền và người dân là hai lực lượng "thù địch".
Nhân chuyện đình bản cuốn Mối chúa này, làm tôi nhớ đến trường hợp tác phẩm văn học Cánh đồng bất tận của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư (khi ấy) phát hành khoảng giữa những năm 1990 ở Cà Mau, một tỉnh Nam bộ.
Mối thường sống theo từng bầy có khi lên tới hàng vạn, hàng triệu con. Trong mỗi hang mối luôn có một con mốichúa, có thể xem như một ông vua. Con mối chúa này hàng ngày nằm ềnh ra để đám mối thợ, mối lính đem thức ăn về nuôi béo, phát phì mà không làm gì cả. Muốn diệt một hang mối độc hại, cách tốt nhất là diệt ngay con mốichúa.
Nói một cách tóm gọn, giống mối và mối chúa cần bị diệt trừ vĩnh viễn trên trái đất này. Vì đây là một giống có hại, không có gì hay ho, tốt đẹp cho con người.
Vậy tại sao tác phẩm lại có tên là Mối chúa và điều đó ám chỉ điều gì? Để biết rõ vấn đề này, chúng ta hãy cùng điểm qua nội dung nêu tại công văn số 914/CXBIPH-QLXB, và thấy như sau:
Qua kiểm tra của Cục xuất bản, in và phát hành cho thấy như sau (nguyên văn):
- Nội dung tác phẩm phản ánh những vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Tác giả đã vạch trần những bất công, tiêu cực trong xã hội.
- Tuy nhiên, các nhân vật trong tác phẩm từ thấp đến cao đều đen tối, vô vọng, đau đớn.
- Qua lời kể của các nhân vật, hiện lên những thế lực hắc ám, một xã hội hầu như được chỉ huy bởi những kẻ ngu dốt, tham lam, thủ đoạn. Toàn bộ hệ thống bộ máy chính quyền bộ lộ sự tàn nhẫn, vô đạo, đàn áp nông dân, giết hại lẫn nhau, giết người chống đối chỉ vì tiền.
- Một số chi tiết được mô tả có phần giễu nhại sâu cay, miêu tả tiêu cực có phần tô đậm và có tính khái quát khiến hiện thực trở nên đen tối, u ám.
- Các trang viết về chính quyền chính quyền cưỡng chế nông dân trong việc thực hiện các dự án được miêu tả một cách cường điệu, coi như hai lực lượng thù địch, chính quyền đàn áp như một trận đánh được chuẩn bị kỹ lưỡng từ vũ khí đến lực lượng bí mật.
Do tác phẩm đã bị đình chỉ xuất bản, nên có lẽ mọi người, trong đó có tôi, khó có cơ hội thẩm định đánh giá ý kiến của Cục như trên là đúng hay sai. Tuy nhiên nếu đúng nội dung như vậy, thì theo tôi nghĩ tác phẩm bị cấm là đúng rồi. Dễ hiểu mà.
Vì nói chung chúng ta đang sống trong một xã hội tốt đẹp, chưa bao giờ được như hiện nay. Còn về con người hả, hầu như toàn bộ cán bộ lãnh đạo cấp cao trong xã hội đều là người có bằng cấp cao, nhiều vị là tiến sỹ, giáo sư - nên không thể khái quát là "ngu dốt, tham lam, thủ đoạn" như trong Mối chúa được.
Còn những chuyện như nêu trong sách, tuy có thể là dựa vào một vài sự kiện có thật (như vụ Tiên Lãng (Hải Phòng), Đồng Tâm (Hà Nội) ...vv), nhưng cũng chỉ là rất cá biệt, mà đã giải quyết tốt đẹp. Qua báo chí, chính quyền khẳng định làm đúng pháp luật, tôn trọng người dân, có kết luận thanh tra rõ ràng ... Nên không thể nói khái quát chính quyền và người dân là hai lực lượng "thù địch".
Nhân chuyện đình bản cuốn Mối chúa này, làm tôi nhớ đến trường hợp tác phẩm văn học Cánh đồng bất tận của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư (khi ấy) phát hành khoảng giữa những năm 1990 ở Cà Mau, một tỉnh Nam bộ.
Khi đó, tác giả Nguyễn Ngọc Tư bị lãnh đạo Hội nhà văn địa phương phê phán rất kịch liệt, thậm chí bị quy chụp về chính trị, nhận thức ...vv, vì các vị ấy cho rằng nội dung cuốn sách quá đen tối, u ám, không phản ánh đúng bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Nhưng may thay ngay khi ấy có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng toàn quốc lên tiếng bênh vực, thậm chí khen ngợi Nguyễn Ngọc Tư. Nên Cánh đồng bất tận vẫn được xuất bản, rồi tái bản rất nhiều lần. Nguyễn Ngọc Tư trở thành một nhà văn nổi tiếng, với những truyện ngắn ăn khách, tinh tế, yêu thương người nông dân, những thân phận nghèo khó, yếu thế ... Nhưng cái khác là Cánh đồng bất tận không chỉ đích danh, trực diện vào cán bộ, chính quyền như Mối chúa.
Qua sự việc này, cho thấy giới sáng tác, nhà văn có thể gặp khó khăn trong xuất bản nếu viết những tác phẩm nhìn xã hội quá u ám, đen tối.
Trước năm 1945, nền văn học nước nhà có một dòng văn học gọi là "hiện thực phê phán", nêu những vấn đề có thật trong xã hội và phê phán, lên án chính quyền thực dân phong kiến rất mạnh mẽ. Chẳng hạn như các các phẩm Chị Dậu của Ngô Tất Tố, Chí Phèo của Nam Cam, Vợ Nhặt của Kim Lân, ...vv. Chẳng hạn câu kết của tác phẩm Chị Dậu là "Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy!". Đây đều là những tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa, rất hay. Nhưng dòng văn học ấy có lẽ đã trở thành quá khứ, lịch sử.
Qua sự việc này, cho thấy giới sáng tác, nhà văn có thể gặp khó khăn trong xuất bản nếu viết những tác phẩm nhìn xã hội quá u ám, đen tối.
Trước năm 1945, nền văn học nước nhà có một dòng văn học gọi là "hiện thực phê phán", nêu những vấn đề có thật trong xã hội và phê phán, lên án chính quyền thực dân phong kiến rất mạnh mẽ. Chẳng hạn như các các phẩm Chị Dậu của Ngô Tất Tố, Chí Phèo của Nam Cam, Vợ Nhặt của Kim Lân, ...vv. Chẳng hạn câu kết của tác phẩm Chị Dậu là "Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy!". Đây đều là những tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa, rất hay. Nhưng dòng văn học ấy có lẽ đã trở thành quá khứ, lịch sử.
Để kết thúc, nói thật là tôi vẫn chỉ có một thắc mắc: vì sao tác giả lại đặt tên tác phẩm là Mối chúa? Và con "mối chúa" ấy là con nào nhỉ?
........
Subscribe to:
Posts (Atom)