Wednesday, 28 November 2018

Thơ của các tác giả Hồn Trẻ 20


thơ Nguyên Nghĩa


Từ giọng hát ai

Giọt nhạc lăn dài như giọt lệ
Tiếng khóc rung thành tiếng hát ngân
Vì sao riêng lẻ đêm mù thẳm
Muốn tới vầng trăng bỗng lạc đường.

Nguyên Nghĩa

Nguồn: Tự Do Magazine
 (Toronto & Montreal & Vancouver)
Số 67, tháng 9-1994

Tuesday, 27 November 2018

Những bài viết khác

Paulus Lê Sơn
HỌ NÓI CHO TÔI VỀ Ý NGHĨA TẠ ƠN


Ngày nay hầu như người Việt Nam biết đến ngày Lễ Tạ ơn được xem như ngày Lễ Quốc gia quan trọng của Hoa Kỳ, Canada, một số đảo ở Caribbean và Liberia. Nó có một ý nghĩa hết sức lớn lao trong đời sống tinh thần và tâm linh của người dân những xứ này dù họ thuộc chủng tộc, mầu da hay ngôn ngữ nào.
Người Mỹ đang trong tâm thế chuẩn bị cho ngày Lễ Tạ ơn. Hôm nay kết thúc buổi học tiếng Anh tại trường Cao đẳng, giáo viên của tôi ra tận cửa và chúc mừng ngày Lễ Tạ ơn, đồng thời yêu cầu chúng tôi phải nói được suy nghĩ của mình để tạ ơn ai, biết ơn cái gì đã cho chúng ta có cuộc sống hằng ngày mà ta đang thụ hưởng.
Tôi nói với giáo viên của mình rằng, tôi tạ ơn Thiên Chúa, cha mẹ, vợ con, người thân, nước Mỹ, và chính cô giáo. Cô giáo rất vui!
Tôi nghĩ đến những tù nhân lương tâm đã, đang bị cầm tù chỉ vì yêu và cống hiến cho đất nước tuổi thanh xuân và máu xương thịt da của mình. Tôi tự hỏi, họ có phải là đối tượng để chúng ta phải tạ ơn, tri ân không vậy.
Hỏi chính là câu trả lời, chúng ta không biết ơn, tri ân những con người đã hi sinh cuộc đời mình cho quê hương đất nước thì rõ ràng chúng ta là người vô cảm, tinh thần cằn cỗi, tâm linh rối đen, cuộc sống thật bất hạnh.
Những nhà thông thái có cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta lời khuyên muốn sống hạnh phúc phải biết ơn nhau – sống với lòng biết ơn và quảng đại.
Đối với các tù nhân lương tâm tại Việt Nam, họ là thành phần dần dần trở nên đông đúc, nhưng lại ít người biết đến họ.
Họ được nhắc đến mỗi khi có ai đó bị bắt, bị xử tù nhưng con người ta lại thờ ơ không biết họ đã dành một phần hay cả cuộc đời hành động vì tình yêu quê hương đất nước.
Họ đòi hỏi quyền lợi không chỉ cho riêng họ, gia đình, người thân nhưng mà cho hầu hết chúng ta, ngược lại thì họ nhận được sự hững hờ, thậm chí bội bạc, phỉ báng.
Tại sao chúng ta không dành cho những tù nhân lương tâm một giờ đồng hành cùng họ, nghĩ về họ, biết ơn tri ân họ? Thời khắc đất nước lâm nguy trước hiểm họa giặc Tầu Cộng, họ là những chiến sĩ xung trận, là người đòi hỏi quyền sống chính đáng khi chúng ta bị kẻ cầm quyền tước đoạt.
Lòng biết ơn cũng được biết đến như là văn hóa truyền thống của người Việt với nhiều ý nghĩa tốt đẹp, biết ơn nền tảng của sự hướng thiện. Nhưng dường như chủ nghĩa cộng sản đã làm biến dạng, méo mó, và triệt tiêu nó.
Tôi có may mắn được nói chuyện, chia sẻ với nhiều tù nhân lương tâm. Họ nói nhiều đến lòng biết ơn. Lòng thiện hảo từ tâm căn của họ đã hun đúc họ trở thành một khí cụ mang nhiều thiện hảo cho tha nhân và đất nước. Chính họ đã cho tôi hiểu nhiều hơn nữa về ý nghĩa của lòng biết ơn.
Biến lòng biết ơn trở thành hành động. Đó là sự trân trọng và biết ơn thật sự đối với những hành động dù là nhỏ nhất. Biết ơn là cống hiến cho xã hội những gì mình đã được hưởng thụ. Đó mới chính là sự công bằng, bình đẳng giữa người với người.
Hầu như những tù nhân lương tâm hiểu được giá trị của lòng biết ơn nên họ liều thân mình tận tụy hơn trong công việc cho non nước, họ thực hành đời sống bác ái tốt hơn, họ hài lòng với cuộc sống thực tại dù bị gông cùm trong chốn ngục tù, kiên vững tiếp tục con đường đã chọn trong cuộc sống.
Tôi tin chắc rằng, các tù nhân lương tâm của dân tộc Việt Nam hàng ngày họ vẫn đang thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tất cả người dân Việt trong nước cũng như hải ngoại, bằng những sự chịu đựng đời sống khắc nghiệt trong chốn lao tù, bằng niềm vui và sự hoan lạc trong niềm tin một Việt Nam sẽ thịnh vượng trở lại.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và tri ân đến các tù nhân lương tâm, đến thân nhân và gia đình của họ. Tôi cũng tin rằng người dân Việt Nam chúng ta trăm lòng thu về một mối, ngàn tim trong một mối tình để biết ơn, tri ân người tù yêu nước và cùng họ vực lại giang sơn gấm vóc đang chìm trong điêu linh, giữa dòng vực thẳm bởi sự cai trị của chế độ độc tài cộng sản.
Porland, OR 20/11/2018
Paulus Lê Sơn

Sunday, 25 November 2018

Hồn Trẻ 20 và bạn hữu

TÔN THẤT HÙNG
Phim Video được chấm hạng A+ 
Cao Đẳng Điện Ảnh Toronto (Canada)
 
The Changing of Parkdale
(Sự Thay Đổi của khu phố Parkdale)
 Nối từ YouTube

Thơ của các tác giả Hồn Trẻ 20

Đỗ Thị Minh Giang














Lá úa vườn thu

Bao mùa lá rụng nhớ nhung ai
Hoang vắng vườn thu khẻ thở dài
Biền biệt người đi sầu ph cũ 
Canh trường thao thức nét mờ phai

Tiếng sóng vỗ về ôm ấp biển
Em như sao lạc ở phương này
Âm thầm đếm tiếng thời gian nhịp
Cánh nhạn cô đơn bóng dáng gầy

Chờ nhau hoài cảm nắng chiều thu
Còn đợi xa vời một lá thư
Trìu mến tư duy tình cách biệt
Chia ly đồng vọng khúc êm ru.

Thu chết hay thu cũng mỏi mòn
Đêm về thao thức mảnh tình son
Lá bay theo gió chiều hoang vắng
Chiếc bóng sầu tư dạ héo hon.

Đỗ Thị Minh Gang

11-2018

Monday, 5 November 2018

Thơ của các tác giả Hồn Trẻ 20






















VỀ NGHE BÁT NHÃ CA

Thơ LÝ THỪA NGHIỆP
Bìa hoạ sĩ Khánh Trường
Đọc thơ: nhà văn Phan Tấn Hải
Tạp Chí Hợp Lưu xuất bản 2018

Amazon phát hành

Thơ Lý Thừa Nghiệp nơi đây là những câu hỏi lớn, với sức mạnh thi ca như thế, hiển nhiên là thơ của anh phải từ máu xương da thịt của anh, không giống ai và như một ngọn núi tách rời các rặng núi. Và do vậy, có rất nhiều khi, thơ Lý Thừa Nghiệp như một dạng kể lại Kinh Phật, không phải như người tụng kinh đời thường, mà như một người hát rong Kinh Phật.
Thoạt nghe như thơ tình, thoạt nghe như thơ Thiền, nhưng từng câu chàng đứng hát giữa trận mưa đầy nước mắt của ba cõi vô thường. Thí dụ, như trong bài Mùa Dược Thảo, trích:

Núi xanh ngăn ngắt mùa dược thảo
Ta đứng bên đồi mưa Pháp Hoa
Cỏ cây bỗng chốc thay dung mạo
Hà sa hà sa lệ nhạt nhòa
Ta hẹn em về mùa thảo dược
Bùn sen ngơ ngác tiếng mưa rào
Chớ hỏi vì sao con trăng khuyết
Tam giới rơi đều, bọt nước xao.

Chúng ta có thể thắc mắc: phải chăng Lý Thừa Nghiệp đang làm thơ, hay đang hát lời Kinh Phật? Vì sao trong thơ họ Lý đầy những pháp ấn chư Phật? Thí dụ như trong bài Trên Ngàn Năm, chúng ta nhìn thấy pháp ấn Vô Thường hiển hiện qua các hình ảnh: mưa suốt những ngàn năm chuyển biến, trong đó cưu mang cả vui và buồn

Mưa trên ngàn năm cũ
Hạnh phúc lẫn ngậm ngùi
Lớn ròng theo thác lũ
Đất trời hề đang trôi...

Hay như pháp ấn Khổ tức là Bất Như Ý, đã ẩn tàng trong dòng thời gian miên viễn và hiển hiện trong thơ Lý Thừa Nghiệp, qua bài Lên Đồi Xem Mưa Bay, nơi những cảnh đời như lau sậy bị xô giạt hiện lên trên ngàn ngàn trang giấy, nơi mưa trôi lũ cuốn trong dòng thời gian, thoạt sinh rồi thoạt tử không ai hay, trích:


Chầm chậm từng hạt mưa
Rơi trên ngàn trang giấy
Những thân người lau sậy
Qua đời không ai hay ...

(Phan Tấn Hải)