VỀ NGHE BÁT NHÃ CA
Thơ LÝ THỪA NGHIỆP
Bìa hoạ sĩ Khánh Trường
Đọc thơ: nhà văn Phan Tấn Hải
Tạp Chí Hợp Lưu xuất bản 2018
Amazon phát hành
Thơ Lý Thừa Nghiệp nơi đây là những câu hỏi lớn, với sức mạnh thi ca như thế,
hiển nhiên là thơ của anh phải từ máu xương da thịt của anh, không giống ai và
như một ngọn núi tách rời các rặng núi. Và do vậy, có rất nhiều khi, thơ Lý Thừa
Nghiệp như một dạng kể lại Kinh Phật, không phải như người tụng kinh đời thường,
mà như một người hát rong Kinh Phật.
Thoạt nghe như thơ tình, thoạt nghe như thơ Thiền, nhưng từng câu chàng đứng
hát giữa trận mưa đầy nước mắt của ba cõi vô thường. Thí dụ, như trong bài Mùa
Dược Thảo, trích:
Núi xanh ngăn ngắt mùa dược thảo
Ta đứng bên đồi mưa Pháp Hoa
Cỏ cây bỗng chốc
thay dung mạo
Hà sa hà sa lệ
nhạt nhòa
…
Ta hẹn em về
mùa thảo dược
Bùn sen ngơ
ngác tiếng mưa rào
Chớ hỏi vì sao
con trăng khuyết
Tam giới rơi đều,
bọt nước xao.
Chúng ta có thể thắc
mắc: phải chăng Lý Thừa Nghiệp đang làm thơ, hay đang hát lời Kinh Phật? Vì sao
trong thơ họ Lý đầy những pháp ấn chư Phật? Thí dụ như trong bài Trên
Ngàn Năm, chúng ta nhìn thấy pháp ấn Vô Thường hiển hiện qua các hình ảnh:
mưa suốt những ngàn năm chuyển biến, trong đó cưu mang cả vui và buồn
Mưa trên ngàn
năm cũ
Hạnh phúc lẫn
ngậm ngùi
Lớn ròng theo
thác lũ
Đất trời hề
đang trôi...
Hay như pháp ấn Khổ tức
là Bất Như Ý, đã ẩn tàng trong dòng thời gian miên viễn và hiển hiện trong thơ
Lý Thừa Nghiệp, qua bài Lên Đồi Xem Mưa Bay, nơi những cảnh đời
như lau sậy bị xô giạt hiện lên trên ngàn ngàn trang giấy, nơi mưa trôi lũ cuốn
trong dòng thời gian, thoạt sinh rồi thoạt tử không ai hay, trích:
Chầm chậm từng
hạt mưa
Rơi trên ngàn
trang giấy
Những thân người
lau sậy
Qua đời không
ai hay ...
(Phan Tấn Hải)
No comments:
Post a Comment
Note: only a member of this blog may post a comment.