Nhổ Răng Không Đau
LƯU NGUYỄN
Thấy An chạy vội đến ôm mẹ, mếu
máo cho biết: chiếc răng cửa của em đã bị lung lay. Anh Bình lớn hơn
em hai tuổi, bước đến vỗ nhẹ vai An, thay mẹ dỗ dành em:
- Em ngoan đừng sợ. Chỉ cần nhổ cái
"răng sữa" đó vứt đi, em sẽ có cái "răng khôn" vững chắc mọc
lên thay thế. Bây giờ em hãy đi rửa tay cho thật sạch ...
- Anh ơi, em đã rửa tay rồi.
- Vậy em hãy dùng hai ngón tay cầm chặt
chiếc răng đã lung lay đó, em nhẹ nhàng lung lay
nó thêm nhiều lần, nhiều lần, nhiều lần liên tiếp cho đến khi,
chân răng không còn bám chặt vào lợi nữa, lúc đó em dứt mạnh cái
răng ra. Thế là xong!
- Nhưng mà em sợ đau lắm!
- Không đau đâu, anh đã tự nhổ răng
sữa của anh như vậy đấy.
- Anh ơi, vậy là nhổ răng không đau hả
anh ?
- Ừ, không đau.
Anh đang giúp em biết cách
nhổ răng không đau mà.
Đã dứt bỏ được cái răng sữa, An tươi cười "khoe răng" bên anh Bình.
Đã dứt bỏ được cái răng sữa, An tươi cười "khoe răng" bên anh Bình.
Út An tính cẩn thận, kỹ càng tỉ mỉ, lại rất khéo tay và cũng rất yêu thích ngành Nha, em đã kiên trì trổ tài lý lẽ và “chốt” lại được những "dèm pha" của Mẹ, khiến Mẹ thay đổi "tư duy", thích thú tìm hiểu ngành Nha mà An đã chọn.
Xem xét kỹ lưỡng mọi bề,
Mẹ công nhận ngành Nha Khoa nước Mỹ rất tân tiến với kỹ
thuật hiện đại, phát triển mạnh mẽ. Luôn hấp dẫn những
ai yêu thích ngành Nha và muốn trở thành Bác Sĩ Nha Khoa
(Doctor of Medical Dentistry).
Các trường Đại Học Nha
Khoa khi tuyển sinh, thường chỉ đòi hỏi có tổng cộng trên,
dưới 90 Tín Chỉ (Units Required) cho các lớp: Sinh vật
(Biology), Vật lý (Physics), Hóa hữu cơ (Organic Chemistry), Hóa
vô cơ (Inorganic Chemistry),Tiếng Anh (English), Tín Chỉ tự chọn
(Elective Credit). Nhưng hầu hết các sinh viên Nha Khoa có
văn bằng Cử Nhân, một số đã có bằng Thạc Sĩ, Tiến Sĩ.
Ngoài những môn học kể trên,
còn phải có điểm thi DAT (Dental Admissions
Test). Đây là bài thi kiểm tra kiến thức, theo yêu cầu của tất
cả các trường Nha khoa.
Trước khi thi DAT, sinh viên cần có
một DENTPIN® (DENTal Personal Identifier
Number). DENTPIN® được xem như là số Thẻ Căn Cước riêng của
mỗi người theo học ngành Nha, để tham gia vào hệ thống giáo dục Nha
Khoa tại Mỹ và dùng cho các chương trình thi kiểm tra, theo tiêu
chuẩn ngành Nha ấn định.
Đã có ý định chọn
ngành Nha Khoa, sinh viên nên sớm hoàn tất Hồ Sơ Xin Nhập Học và
gởi đến The Associated American Dental Schools Application Service (AADSAS). Nhiệm vụ của AADSAS là xem xét và
chuyển hồ sơ đến những trường Đại Học Nha Khoa nào, mà sinh viên đã
cân nhắc, lựa chọn. Trong hồ sơ gồm có:
- Đơn Xin Nhập Học.
- Phiếu điểm GPA (Grade Point
Average) bậc Đại Học.
- Điểm DAT.(Dental Admissions
Test)
- Những Thư giới thiệu.
- Bài Luận Văn/Essay (viết cách
nào để người đọc "thấy" được mình,
có những đặc điểm chung để trở thành một Nha Sĩ, có năng
khiếu cao về khoa học, có đôi tay khéo léo, biết giao tiếp).
Nhà trường sau khi đọc hồ
sơ, đánh giá tổng quát trên số điểm trung bình (GPA), điểm
DAT, Thư Giới Thiệu, nội dung bài Luận Văn, những sinh hoạt
cộng đồng, những việc làm thiện nguyện của ứng
viên. Nếu cần tìm hiểu thêm, trước khi quyết định có mời Phỏng Vấn hay không, nhà trường sẽ gởi
thư yêu cầu ứng viên, hoàn tất Đơn Xin Nhập Học lần thứ II (Secondary
Application).
Ứng viên nào nhận được Thư Mời
Phỏng Vấn coi như đã có đến 75% hy vọng trúng tuyển. Sau cuộc
Phỏng Vấn, 75% hy vọng này sẽ được thăng hoa với Thư Chúc Mừng, hoặc
bị tắt ngủm với Thư Từ Chối.
Cả nhà, ai cũng
biết Mẹ "dèm pha" ngành Nha, chỉ vì thương
con lắm lắm, không muốn con "dấn thân" vào
một ngành học quá vất vả, so với các ngành nghề khác,
còn phải "cõng" món nợ tiền học phí đến vài
trăm ngàn USD cho những năm theo học.
Lại nữa, khi cầm được cái Giấy
Phép Hành Nghề Nha trong tay. Nếu muốn làm chủ công việc của mình,
chắc chắn lại phải cõng thêm món nợ Ngân Hàng, chừng khoảng trên,
dưới năm trăm ngàn đôla mua sắm máy móc, dụng cụ Nha
Khoa (ngày càng tân tiến) và nhiều thứ lỉnh kỉnh (cao cấp)
rất cần thiết, để trang bị cho một Phòng Khám Nha
Khoa.
Vì lẽ đó, Mẹ đã tính nhanh, tính
gọn rằng: "Nếu An theo học Y, Dược như các anh chị, An sẽ không
phải gồng gánh những món nợ, (mẹ) gom lại nó to bằng cả
cái nhà!"
Thật đúng là, chỉ cần nghĩ tới
số tiền "đầu tư" vào sự nghiệp Nha Khoa cũng đã
thấy "mệt". Vậy mà chuyện học hành còn “mệt” hơn, so với
hai ngành Y, Dược thường được coi là khó nhá.
Nha Khoa cũng được tính là một
phần của Y Khoa, có liên quan đến việc khám bệnh, phòng
ngừa và điều trị các bệnh về khoang miệng, chuẩn đoán các
bệnh xảy ra trong khu vực xung quanh hàm, mặt, chuẩn đoán oral
cancer (ung thư miệng).
Ngay từ năm học đầu tiên, trong khi
sinh viên Y, Dược hết giờ học trên lớp, được trở về nhà nghỉ ngơi, làm
bài, học bài, đọc bài trước cho buổi học ngày hôm sau. Phần
sinh viên Nha, ngoài giờ học trên lớp như bên Y, Dược, họ còn phải đến Lab “vật
vã” với răng, hàm, lợi giả, tỉ mỉ đắp, vá, đục, khoan, mài,
dũa trên những cái răng nhỏ xíu trong nhiều giờ, đòi hỏi đôi tay
khéo léo. Sau đó mới được trở về nhà làm bài, học bài, soạn bài
cho ngày mai. Đối với sinh viên Nha Khoa, thời gian ăn, ngủ đều
là vàng bạc, nên họ rất "tiết kiệm".
Để hoàn tất chương trình Nha Khoa,
sinh viên phải thành công với National Board Dental Examinations
"NBDE" (Những Kỳ Thi Cấp Quốc Gia).
NBDE được chia ra làm hai
lần để thi. Đó là NBDE.I và NBDE.II
NBDE.I (National Board Dental
Examinations Part I), thường được thực hiện vào khoảng giữa năm
học thứ hai, sau khi các chương trình giảng dạy cơ bản đã được
hoàn tất. Kỳ thi này được quản lý bởi Hiệp Hội Nha Khoa Hoa
Kỳ "ADA" American Dental Association.
NBDE.I được thi
gồm 400 câu hỏi trắc nghiệm khoa học. Căn bản về Cơ thể học, Phôi, Mô
học, Hóa học, Sinh vật học, Vi sinh học, Sinh lý học, Bệnh
lý học, Nha khoa giải phẫu, cùng nhiều câu hỏi "thâm
sâu, uyên bác" về đạo đức nghề nghiệp. Do đó, sinh viên Nha Khoa
phải được trang bị đầy đủ kiến thức trong nhiều lĩnh vực, mới mong vượt qua được "cửa ải" NBDE.I thi
trong 8 giờ. Buổi sáng thi 3 tiếng rưỡi. Nghỉ ăn trưa 30 phút. Buổi
chiều thi tiếp 3 tiếng rưỡi. Trong ngày thi có 2 lần 15 phút, thí
sinh được chọn (khi nào) để "chợp mắt" hoặc đi vệ sinh.
Sinh viên Nha Khoa phải thi đậu NBDE I, mới được học tiếp lên năm thứ ba. Bắt đầu từ năm thứ ba cho đến khi tốt nghiệp, sinh viên Nha Khoa được "hưởng thụ" mùa hè trong các Dental Clinics, Medical Clinics, Health Clinics, hoặc đi khám, chữa răng thiện nguyện ở các nơi có nhu cầu. Mùa hè đã như vậy rồi, thì khỏi cần bàn đến các mùa khác quanh năm.
Sinh viên Nha Khoa phải thi đậu NBDE I, mới được học tiếp lên năm thứ ba. Bắt đầu từ năm thứ ba cho đến khi tốt nghiệp, sinh viên Nha Khoa được "hưởng thụ" mùa hè trong các Dental Clinics, Medical Clinics, Health Clinics, hoặc đi khám, chữa răng thiện nguyện ở các nơi có nhu cầu. Mùa hè đã như vậy rồi, thì khỏi cần bàn đến các mùa khác quanh năm.
Trong hai năm
học cuối, sinh viên tập trung học Dental Clinical (nha
khoa lâm sàng). Sau một giờ trên lớp học, thời gian còn lại trong ngày,
sinh viên được chia thành từng nhóm nhỏ, đến các Phòng Khám Nha Khoa
trực tiếp khám, chữa bệnh cho các bệnh nhân, dưới sự giám sát của
thầy, cô là những Bác Sĩ Nha Khoa tràn đầy kinh nghiệm.
Tại đây, có thể sinh viên
phải tự làm tất cả mọi công việc, từ tiếp đón bệnh nhân, xem xét
bệnh án, chụp X-quang nha khoa, chuẩn đoán ung thư miệng, cũng
như tiến hành khám, chữa các bệnh răng, nhổ, trám, lấy tủy
răng, phục hình răng, trồng răng gỉa tháo lắp, trồng răng giả cố định, phẫu thuật
miệng. Xem xét, tìm hiểu hậu quả của bệnh lý về răng, hàm,
mặt,miệng, chứng bệnh ngừng thở khi ngủ và ngáy. Nha sĩ có thể chế
tạo các thiết bị, để duy trì một đường thở mở trong khi ngủ, giải quyết chứng
ngưng thở khi ngủ và rối loạn ngáy.
Đã thành công trong kỳ thi NBDE I,
sinh viên Nha Khoa cũng phải cố gắng thành công trong kỳ thi NBDE II.
NBDE.II Sinh viên
thường chọn thời gian thi vào khoảng cuối năm thứ
ba hoặc năm học thứ tư. NBDE.II được thi trong hai
ngày. Ngày đầu tiên với 400 câu hỏi được hoàn tất trong
thời gian 7 giờ. Ngày hôm sau 100 câu hỏi nữa, được hoàn tất
trong 3 tiếng rưỡi.
NBDE.II tập trung vào thi Nha Khoa
lâm sàng (Dental Clinical): Nha Khoa Phẫu Thuật (Operative
Dentistry), Chỉnh nha (Orthodontics), Nội Nha (Endodontics), Nha
Chu (Periodontics), Chuẩn đoán bằng miệng (Oral Diagnosis), Nha
khoa nhi đồng (Pediatric Dentistry),Phẫu thuật miệng và hàm mặt (Oral
and Maxillofacial Surgery), Kiểm soát cơn đau (Pain Control), Phục
hình răng (Prosthodontics), Dược học (Pharmacology), Quản lý
bệnh nhân, bao gồm cả nhận thức Khoa học, Y tế công cộng Nha khoa và an
toàn lao động (Patient Management, including Behavioral Science, Dental Public
Health and Occupational Safety).
Kết quả các kỳ thi NBDE.I và
NBDE.II do Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ "ADA"
American Dental Association tổ chức và chịu trách nhiệm, được
gởi đến Liên Hội Đồng Thi Nha Khoa Toàn Quốc
"JCNDE" The Joint Commission on National Dental
Examinations . Cơ quan JCNDE đang quản lý một số xét nghiệm tiêu
chuẩn, đánh gía sự sẵn sàng của người tìm kiếm giấy phép hành
nghề Nha Khoa.
Để được cấp Giấy Phép Hành Nghề,
sinh viên còn phải tham dự kỳ thi Thực Hành Khám Nha Khoa, vệ sinh răng,
miệng được thực hiện bởi Hội Đồng Kiểm Tra Khu Vực hoặc Tiểu Bang. Sinh
viên Nha Khoa trên toàn nước Mỹ, thường chọn hai khu vực sau đây để
Thi Thực Hành:
1. Southern Regional Testing Agency (SRTA) được các Tiểu
Bang sau đây công nhận kết quả: Arkansas, Kentucky, South
Carolina, Tennessee ,Virginia , Colorado, Connecticut, Ohio, Illinois,
Kansas, Nebraska, Utah, New Hampshire, North Dakota, Maine, Wyoming, Vermont, West
Virginia, Missouri, Massachusetts
2. Western Regional Examining Board (WREB) được các Tiểu
Bang sau đây công nhận kết quả: Alaska, Arizona, California, Idaho,
Illinois, Kansas, Missouri, Montana, New Mexico, North Dakota, Oklahoma,
Oregon, Texas, Utah, Washington, Wyoming, California, Colorado, Connecticut,
Indiana, Maine, Massachusetts, Minnesota, Nebraska, Nevada, New Hampshire,
Pennsylvania, Ohio, South Dakota, Tennessee, Vermont, Virginia và Wisconsin.
Như vậy, sinh viên Nha Khoa nào
có ý định hành nghề tại tiểu bang California, Oregan,
Washington, Utah ... họ sẽ chọn khu vực Western Regional
Examining Board (WREB) để Thi Thực Hành.
Trên toàn nước Mỹ có 177 trường Y
Khoa, 128 trường Dược Khoa và chỉ có 66 trường Nha Khoa, để
cho những ai yêu thích ngành Nha "chọn trường nộp học phí"
và cạch tranh với nhau. Dưới đây là điểm chọn và số sinh viên được
nhận của một số trường nằm trong TOP 20 Compare Dental Schools:
- Columbia University College of Dental Medicine
Đơn nộp:11,200. Nhận: 80 = 0.7% .Điểm GPA: 3.63
DAT: 22
Học phí: $67,800. Chi phí tổng
cộng một năm khoảng $101,876.
- Case Western Reserve Univ.School of Dental Medicine
Đơn nộp: 2,999. Nhận: 70 = 2.3% Điểm GPA: 3.61 DAT:19.58
Học phí: $59,800. Chi phí tổng
cộng một năm khoảng $98,925.
- Harvard University School of Dental Medicine
Đơn nộp: 1,000 Nhận: 35 = 3.5% Điểm GPA: 3.87 DAT:
22
Học phí: $55,800. Chi phí tổng
cộng một năm khoảng $88,095.
Tuy nhiên cũng có trường (đặc
biệt) nhận đến 29.2% trên tổng số đơn nộp, đó
là University of Mississippi School of Dentistry. Trung bình số ứng
viên trúng tuyển Nha Khoa vào khoảng từ 5% - 8%
Sĩ số sinh viên mỗi trường
Nha, tuyển chọn cũng cách biệt rất lớn: University of
Utah School of Dentistry chỉ có 28 sinh viên. University of
Tennessee College of Denyistry có tới 432 sinh viên. Tính trung
bình các trường Nha Khoa nhận mỗi năm vào khoảng 90 - 120
sinh viên nhập học năm Thứ Nhất.
Đối với Nha Khoa, còn rất
nhiều điều thú vị để tìm hiểu, dựa vào câu chuyện "nhổ
răng không đau" (câu nói này được hiểu theo cả nghĩa bóng và
nghĩa đen). Nhưng lại e ngại nhỡ mà tìm hiểu rồi, lại
"múa rìu qua mắt thợ" thì phiền lắm. Bèn xin ngừng tại nơi đây.
Lưu Nguyễn
California tháng giêng
năm 2016
----------
Nguồn: Tác giả
gửi.
No comments:
Post a Comment
Note: only a member of this blog may post a comment.