Friday 24 July 2015

Những bài viết khác của Hồn Trẻ 20

Nguyên Nghĩa

NGHĨ SAO VIẾT VẬY (15)


Lẳng lặng mà nghe sự Tích:
 
Ở Cộng Hòa Liên Bang Đức có ông bác sĩ Trần Văn Tích, sống tại Bonn. 

Ông Trần Văn Tích là người "đầu têu" (bày đầu) vụ kêu gọi người ta ký vào danh sách chống Dự Luật S-219 của Canada (Dự Luật mà nay đã trở thành Luật "Ngày Hành Trình Đến Tự Do"). 

Sau khi danh sách chống nói trên bị phát giác là có nhiều cái lầm lẫn, kể cả gian trá, ông Trần Văn Tích bèn viết một bài chống... chế, tựa đề là "Hiệu quả và hậu quả".


Trong bài đó, có đoạn ông Trần Văn Tích viết như sau:

"Có rất nhiều cách chống cộng mà không gây phản ứng phụ tai hại. S-219 không làm được như thế. Kính xin vui lòng tưởng tượng trường hợp sau đây. Bệnh nhân bị ung thư phổi, bác sĩ chuyên khoa cho biết cơ may sống sót lối sáu, bảy tháng, không lâu dài gì nhưng tạm đủ để cùng con cháu tính toán hậu sự. Bác sĩ điều trị cho thuốc bệnh nhân. Khối u thuộc hệ hô hấp ngưng phát triển, di căn mới không xuất hiện. Tuy nhiên vì dược phẩm trị ung thư có phản ứng phụ quá mạnh nên gây suy thận trầm trọng khiến bệnh nhân từ trần sau hai, ba tuần lễ. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm hay không?

Để điều trị chứng ung thư Việt cộng, bác sĩ dùng S-219. Kết quả là cơ thể cộng đồng xào xáo, bạn bè thân thuộc từ nhau. Hãy chấp nhận làm tiền đề để lý luận là S-219 quả có tác dụng lên ung thư Vi-Xi. Nhưng nó có side effects [phản ứng] quá nặng. Bao nhiêu cách chống cộng khác đã từng được vận dụng, vận dụng làm gì một đạo luật discuté et discutable?”

Là bác sĩ, nhưng ông Trần Văn Tích lại lý luận phản y học như thế! Nói cách khác, lý luận của ông không có tính cách khoa học mà có tính cách… văn học, nghĩa là nói... tùy hứng!  

Hầu như ai cũng biết và ông Trần Văn Tích càng phải biết, Chemotherapy là phương pháp trị bệnh ung thư bằng hóa chất. Nó độc và dĩ nhiên nó gây nhiều phản ứng phụ nặng, nhưng Chemotherapy rất có hiệu quả trong việc trị bệnh ung thư, vì vậy các nhà bào chế, các bệnh viện, các bác sĩ vẫn cứ nhờ vào Chemotherapy để chữa bệnh ung thư.

Nếu bệnh nhân ung thư đã được bác sĩ chuyên khoa cho biết chỉ còn cơ may sống sót lối sáu, bảy tháng, không lâu dài gì (như ông Trần Văn Tích viết), thì có nghĩa là các cách chữa trị khác đều đã thất bại rồi, chỉ còn “cái phao” duy nhất là dùng loại thuốc “được cho dùng thử” (experimental drug).

Tương tự như trước khi vào phòng giải phẫu, trước khi được chữa trị bằng “experimental drug” bệnh nhân phải ký giấy thỏa thuận, để “nếu một mai em sẽ qua đời” thì chớ có đổ tội cho bác sĩ hoặc bệnh viện! Thử hỏi, lúc đó người bị bệnh ung thư sợ chết hay sợ thuốc vì nghe bác sĩ dọa “dược phẩm trị ung thư có phản ứng phụ”?
    
Nghĩ cho cùng, chẳng cứ gì Chemotherapy, mà những loại thuốc thông dụng không cần toa bác sĩ – chẳng hạn Aspirin - cũng gây phản ứng phụ nữa kìa!

Cứ sợ “phản ứng phụ” thì thầy lang Trần Văn Tích hết thuốc chữa!

(Kỳ sau tiếp)


Nguồn: Tác giả gửi

No comments:

Post a Comment

Note: only a member of this blog may post a comment.