Monday, January 19, 2015 7:34:12 PM
HÀ GIANG /NGƯỜI VIỆT
LTS - Sự kiện công ty Người Việt được tòa xử thắng bà Hoàng Dược Thảo
và hệ thống tuần báo Saigon Nhỏ trong vụ kiện phỉ báng là đề tài được dư luận
đặc biệt chú ý trong những ngày qua. Ngay sau khi kết quả vụ kiện được công bố,
hàng loạt ý kiến, bình phẩm, bình luận, ở nhiều hình thức khác nhau, được dư
luận luân chuyển khắp nơi. Người Việt thực hiện loạt bài viết này nhằm trình
bày các phương diện luật pháp đáng chú ý của hai vấn đề liên quan mật thiết với
nhau: Quyền tự do ngôn luận và quyền được bảo vệ trước những lời vu khống làm
tổn hại uy tín. Xin mời độc giả theo dõi.
***
WESTMINSTER - Trong
phần cuối cuộc đối chất với nhân chứng Hoàng Dược Thảo, khi Luật Sư Hoyt Hart,
đại diện Người Việt, hỏi về chứng cớ của việc Việt Cộng làm chủ báo Người Việt,
bà Hoàng Dược Thảo giải thích là bà đã vào tận trang mạng của “California
Secretary of State” để “nghiên cứu” về công ty Người Việt, trước khi viết bài.
Một đoạn trong tài liệu tòa án, phần chất vấn của luật sư đại diện Người
Việt với bà Hoàng Dược Thảo về công ty Người Việt (Vietnamese People) Inc., khi
bà lập luận rằng “chỉ cộng sản mới dùng chữ “people.” (Hình: Người Việt)
|
“People” là chữ của Cộng Sản
Tuy nhiên, khi không đưa ra được chứng cớ nào là công ty Người Việt có dính dáng đến Cộng Sản, bà Hoàng Dược Thảo lập luận rằng “chỉ có Cộng Sản mới dùng chữ people.”
Lập luận này, sau khi phiên xử kết thúc, đã được một bồi thẩm viên cho là một chi tiết hết sức “lý thú!”
Hãy đọc
đoạn chất vấn này được ghi lại trong tài liệu tòa dưới đây - (tài liệu tòa Nhân
chứng HDT, December 4, 2014, trang 68, line 19.
- “Bà
thấy trong tin tức của chính quyền California có chỗ nào cho thấy có sự tham
gia của chính quyền Cộng Sản Việt Nam trong hai công ty này [Nguoi Viet
(Vietnamese People), Inc., và Nguoi Viet News, Inc., - NV] không?” Luật Sư Hoyt
Hart hỏi.
-
“Không.” Bà Hoàng Dược Thảo trả lời.
- “Cho
tôi nói điều này được không? Công ty đầu tiên, Nguoi Viet (Vietnamese People),
Inc., là... Như quý vị thấy, chữ “nhân dân” (people), như là nhân dân Trung
Quốc (China People), y như những kẻ Cộng Sản. Chỉ những kẻ Cộng Sản, Cộng Sản
Việt Nam, Cộng Sản Trung Quốc, mới dùng chữ “nhân dân”... Tôi chỉ muốn nhấn
mạnh rằng khi họ dùng chữ “Vietnamese People” hay “Người Việt people,” những
chữ này chỉ có Cộng Sản mới dùng, như Cộng Sản Bắc Hàn, Trung Cộng, hay Cộng
Sản Việt Nam, họ mới dùng chữ “people.” Bà Hoàng Dược Thảo nói tiếp.
- “Bà
Thảo, không phải những chữ “Người Việt” dịch ra là Vietnamese People sao? Luật
Sư Hoyt Hart hỏi.
- “Phải.
Ðúng vậy!” Hoàng Dược Thảo trả lời.
- “...Có
một loạt tên của những cơ sở thương mại mở đầu bằng chữ “Người Việt,” chẳng hạn
như trung tâm sửa xe Người Việt, chợ cá Người Việt... Người Việt chẳng phải là
một tên thông dụng trong cộng đồng gốc Việt hay sao?... Vậy chẳng lẽ những cơ
sở thương mại này cũng là của Cộng Sản?” Luật Sư Hoyt Hart đặt vấn đề.
Aaron Morris 'chữa cháy'
Từ 2:20 chiều ngày 1, đến 11:25 sáng ngày 4 tháng 12, các luật sư đại diện cho bà Hoàng Dược Thảo chăm chú ngồi theo dõi thân chủ mình bị phía luật sư đối nghịch chất vấn, thỉnh thoảng hoặc lặng lẽ lắc đầu, hoặc đưa lên những lời phản đối, mà đa số bị Thẩm Phán Frederick P. Horn bác bỏ.
Một
đoạn trong tài liệu tòa án, phần chất vấn của luật sư đại diện Saigon Nhỏ với
bà Hoàng Dược Thảo, khi bà xác định là bên Saigon Nhỏ đã dùng bản dịch của
Người Việt trước tòa, mặc dù trước đó các luật sư bên Saigon Nhỏ đã tốn rất
nhiều thời gian để tấn công các bản dịch của công ty Người Việt. (Hình: Người
Việt)
Vào lúc 11:25 sáng ngày 4 tháng 12, 2014, khi Luật Sư Hoyt Hart tuyên bố tạm dừng chất vấn nhân chứng Hoàng Dược Thảo, Luật Sư Aaron Morris bắt đầu phần của mình, sẵn sàng phản pháo, nhằm hướng cái nhìn của bồi thẩm đoàn về phía có lợi cho thân chủ mình. Phần hỏi đáp giữa Luật Sư Aaron Morris và nhân chứng Hoàng Dược Thảo, được bà Ann Spiratos, tiếp tục thông dịch.
Những câu hỏi đầu tiên của ông
nhằm tạo cơ hội cho bà nói về những cuộc biểu tình chống báo Người Việt (tài
liệu tòa: Nhân chứng HDT, December 4th, trang 100, line 8).
- “Là chủ bút của tờ Saigon Nhỏ,
bà có biết gì về tiếng tăm của báo Người Việt trong cộng đồng không?” Luật Sư
Aaron Morris hỏi.
- “Ðó là một tờ báo thân Cộng.”
Bà Hoàng Dược Thảo đáp.
- “...Bà đã nhìn thấy gì để tin
rằng đây là một tờ báo thân Cộng?” Luật Sư Aaron Morris hỏi.
- “Tôi là chủ bút báo Saigon Nhỏ
từ 30 năm nay. Tôi đã chứng kiến không biết bao nhiêu là vụ biểu tình chống báo
Người Việt về những bài báo thân Cộng của họ. Trong 20 năm qua, đã có rất nhiều
vụ biểu tình, tôi có thể kể cho ông nghe những vụ mới nhất.” Bà Hoàng Dược Thảo
đáp.
- “Vâng, xin bà vui lòng.” Luật
Sư Aaron Morris nói.
- “Vào năm 2007, trong số báo
Xuân, trong trang nhất, họ đăng hai câu thơ chúc Tết, trong đó ghép tên của 10
lãnh đạo Cộng Sản. Ðó là một vụ biểu tình. Người Việt họp báo và đuổi người
viết hai câu thơ đó [điều này bà Hoàng Dược Thảo nói sai, người viết hai câu
thơ đó là chiêm tinh gia Nhân Quang, một người gửi bài vào đóng góp cho số báo
Xuân, không phải nhân viên Người Việt - NV]. Năm 2008, Người Việt đăng hình một
cái chậu rửa chân, trong đó có hình lá cờ của miền Nam Việt Nam. Cộng đồng
không đồng ý với điều đó, họ cho là Người Việt không tôn trọng lá cờ của họ.
Thêm một cuộc biểu tình nữa, rất lâu, cho đến bây giờ...” Bà Hoàng Dược Thảo
đáp.
Sau đó, Luật Sư Aaron Morris
chuyển qua hỏi bà Hoàng Dược Thảo là có bao giờ về Việt Nam chưa. Bà trả lời
“chưa, tôi vì chống Cộng, không thể về, vì sẽ không được cấp visa, và dù nếu có
được visa thì về đến phi trường cũng sẽ bị giữ lại.”
Ðến đây, Luật Sư Aaron Morris
chuyển qua hỏi bà Hoàng Dược Thảo là “ông Phan Huy Ðạt có bao giờ về Việt Nam
chưa?” nhưng câu hỏi này bị Luật Sư Hoyt Hart phản đối vì “thiếu nền tảng” và
phản đối của ông được Thẩm Phán Frederick P. Horn chấp thuận. Tuy thế, trong
một phiên xử sau, Luật Sư Vân Ðào, đại diện cho Saigon Nhỏ, cũng hỏi ông Phan
Huy Ðạt câu hỏi này, lúc ông ngồi ghế nhân chứng, và lúc đó, Thẩm Phán
Frederick P. Horn đã để cho ông Phan Huy Ðạt trả lời đầy đủ.
Quay qua vật chứng 1 (exhibit 1),
tức bài viết đăng trong tờ nhật báo Saigon Nhỏ ngày 28 Tháng Bảy, 2012, (nhật báo
Saigon Nhỏ lúc đó còn hoạt động), trọng tâm của vụ kiện phỉ báng, Luật Sư Aaron
Morris mớm lời cho bà Hoàng Dược Thảo rằng bài viết này của bà có tính cách
“khôi hài,” bằng câu hỏi:
- “Bà mô tả loại bài viết này như
thế nào. Có phải đó là một bài hài hước? Một bài châm biếm? Hay là loại bài tin
tức? Bà mô tả bài viết đó ra sao?” Luật Sư Aaron Morris hỏi. (tài liệu tòa:
Nhân chứng HDT, December 4th, trang 103, line 22).
- “Tôi là một nhà bình luận. Tôi
viết mỗi ngày, mỗi tuần, về một đề tài hài hước và dùng những chữ buồn cười
(funny) để độc giả cười về những vấn đề xảy ra trong cộng đồng.” Hoàng Dược
Thảo trả lời.
- “Tại sao bà lại quyết định viết
bài báo này?” Luật Sư Aaron Morris hỏi.
Tiếc thay, bà Hoàng Dược Thảo
không trả lời thẳng vào câu hỏi này, mà nói miên man lạc đề, về những vấn đề
không liên quan đến câu hỏi, lúc tiếng Việt, lúc tiếng Anh, khiến lời phản đối
của Luật Sư Hoyt Hart, là “trả lời lạc đề,” được Thẩm Phán Frederick P. Horn
chấp thuận.
Ðến đây, Luật Sư Aaron Morris bỏ
chiến thuật chứng minh bài viết “Những 'bí ẩn' của báo Người Việt” là một bài
viết có tính cách hài hước, và tìm cách chứng minh bà Hoàng Dược Thảo chỉ có ý
định đặt ra câu hỏi trong bài viết này.
Hãy đọc một đoạn khác trong tài
liệu của tòa về lời khai của nhân chứng Hoàng Dược Thảo (tài liệu tòa: Nhân
chứng HDT, December 4, 2014, trang 107, line 13).
- “Khi viết bài báo này, bà có ác
ý gì với các nguyên đơn hay không?” Luật Sư Aaron Morris hỏi.
- “Không. Tôi chỉ muốn tường
trình một số việc.” Hoàng Dược Thảo trả lời.
- Trong tâm trí của bà, bà có vấn
đề gì về sở hữu chủ báo Người Việt không?” Luật Sư Aaron Morris hỏi.
- “Ðó là câu hỏi tôi đặt cho mọi
người trong cộng đồng người Việt, ở khắp nơi trên thế giới, rằng ai thực sự là
chủ của báo Người Việt. Họ đã đặt câu hỏi đó trong buổi họp báo của ông Phan
Huy Ðạt, khi ông xin lỗi cộng đồng.” Hoàng Dược Thảo trả lời.
......
- “Tại sao bà lại đặt hai chữ 'bí
ẩn' trong tựa bài viết này trong ngoặc kép?” Luật Sư Aaron Morris hỏi.
- “Ðể cho thấy vấn đề này chỉ là
một câu hỏi. Và tôi nghĩ hai chữ này, ‘bí ẩn’ khi được dịch ra là ‘mystery,’ là
dịch không tốt, vì ‘bí ẩn' có nghĩa là những điều không có ai biết. Dịch cho
đúng, thì hai chữ ‘bí ẩn’ phải được dịch là ‘secret.’ Chẳng hạn như bí mật của
tôi, là những điều mà chỉ tôi biết, mà không ai biết.” Hoàng Dược Thảo trả lời.
Phần chất vấn của Luật Sư Aaron
Morris lại chuyển qua một vấn đề khác.
Ông hỏi:
- “Nhân tiện đây, bản dịch mà
chúng ta đang xem là bản dịch của ai?” (tài liệu tòa: Nhân chứng HDT, December
4, 2014, trang 111, line 16).
- “Tôi nghĩ rằng đó là bản dịch
của bên nguyên đơn.”
Trận
chiến các bản dịch
Trong kỳ 2 của loạt bài này, tác
giả đã trình bày rằng trước khi trận đấu pháp lý ra đến được phiên xử trước bồi
thẩm đoàn, luật sư của hai bên đã phải chiến đấu vất vả với nhau, bên này tìm
cách “khóa tay” bên kia, trong một thời gian kéo dài hơn 2 năm.
Một trong những trận đấu trước
ngày xử này là “trận chiến các bản dịch,” do các luật sư đại diện cho Saigon
Nhỏ, lúc đó còn do Luật Sư Charles Mạnh đứng đầu, khai chiến.
Chiến thuật của Luật Sư Charles
Mạnh lúc đó là tấn công vào bản dịch của báo Người Việt, với lập luận là bản
dịch của Người Việt gửi kèm theo đơn kiện (do chính nhân viên Người Việt dịch)
không phải do một thông dịch viên hữu thệ thực hiện, vì thế không lột tả được
tính cách “hài hước” và bày tỏ “ý kiến” trong bài viết có tên “Những 'bí ẩn'
của báo Người Việt” do bà Hoàng Dược Thảo viết.
Theo luật của California, bản
dịch đi kèm đơn kiện một bài viết có tính cách phỉ báng, không cần phải
“certified,” tuy nhiên, bản dịch của tất cả mọi vật chứng (exhibit) được đưa ra
trước tòa, thì phải do một thông dịch viên hữu thệ thực hiện.
Khi chuẩn bị trao đổi các vật
chứng giữa hai bên trong giai đoạn “tiết lộ tài liệu,” luật sư báo Người Việt
cho luật sư Saigon Nhỏ biết bài viết ngày 28 Tháng Bảy, 2012 sẽ được trao cho
thông dịch viên hữu thệ Thomas Vũ, để ông này soạn bản dịch“certified” của
mình.
Khi Luật Sư Charles Mạnh, đại
diện Saigon Nhỏ mời ông Thomas Vũ ra để “làm deposition,” tức lấy lời khai,
không biết vì lý do gì, ông Thomas Vũ rút lui, không muốn làm thông dịch viên
hữu thệ cho Người Việt nữa.
Sau đó, công ty Người Việt nhờ
được thông dịch viên hữu thệ Robert Nguyễn dịch bài viết nói trên. Khi luật sư
bên Saigon Nhỏ mời ông Robert Nguyễn ra lấy lời khai, ông Robert Nguyễn nói
rằng ông muốn có thêm thì giờ để dịch lại bài báo từ đầu, thay vì dùng bản dịch
căn bản do Người Việt cung cấp.
Trước đó, vị thẩm phán phụ trách
vụ kiện, lúc đó chưa phải là thẩm phán Frederick P. Horn, vì không muốn cho
“trận chiến các bản dịch” cứ kéo dài, ra lệnh cho hai bên phải tìm cách thỏa
thuận với nhau, và dùng chung một bản dịch.
Sau khi luật sư bên Saigon Nhỏ
nhất định không chịu dùng chung bản dịch với bên Người Việt, vị thẩm phán này
cho biết ông sẽ “chỉ định một thông dịch viên hữu thệ của tòa.”
Cùng lúc đó, công ty Người Việt
nhờ bà Ann Spiratos, một thông dịch viên hữu thệ khác, dịch tất cả các vật
chứng, và nộp các bản dịch này cho tòa. Bên Saigon Nhỏ thì nhờ một thông dịch
viên hữu thệ khác dịch các vật chứng của họ. Hai bên trao đổi bản dịch với
nhau, theo đúng luật “tiết lộ tài liệu.”
Trong lúc luật sư bên Saigon Nhỏ
mời thông dịch viên Ann Spiratos ra lấy lời khai, thì bên Người Việt nhờ người
so sánh hai bản dịch, bản dịch của Người Việt do bà Ann Spiratos phụ trách, và
bản dịch của Saigon Nhỏ, do ông Chris Nguyễn đảm nhận. Ðiều đáng nói, là bản
dịch của bà Ann Spiratos có nhiều chỗ có lợi cho Saigon Nhỏ hơn là cho Người
Việt.
Sau khi lấy xong lời khai của bà
Ann Spiratos, bên Saigon Nhỏ không phản đối bản dịch do bên Người Việt đưa ra
nữa. Và kết quả là ra tòa, bên Saigon Nhỏ đã rút lại bản dịch của mình (do
Christ Nguyễn dịch) và dùng bản dịch của Người Việt, như lời khai của bà Hoàng
Dược Thảo trước tòa.
Kỳ tới: Hồ sơ Business License của Người Việt tại
Westminster.
–––––
Liên lạc tác giả: hagiang@nguoi-viet.com
–––––
Liên lạc tác giả: hagiang@nguoi-viet.com
No comments:
Post a Comment
Note: only a member of this blog may post a comment.